Chuyển đến nội dung chính

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals. 
Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Tế Bào Ác Tính Cần Mặt Trời


Mình không phải người viết hay, viết kỹ, nhưng vô cùng khó tính trong việc đặt title. Có những bài viết loáng xong trong 15' nhưng ngồi nghĩ tiêu đề mất cả một ngày. Tên Hán Việt của "A Sun" là Dương quang phổ chiếu - ánh sáng mặt trời chiếu khắp nhân gian. Tên nghe cứ hay hay là, lấy làm title luôn. Xem nửa đầu phim cũng chưa thấy tựa phim ăn nhập với nội dung, vậy mà cuối cùng "mặt trời" lại là cú twist quyết định toàn bộ nửa cuối. 
Ngày xưa mình học viết kịch bản phim, cô dạy là nếu bối cảnh không đặc biệt thì câu chuyện phải đặc biệt, nhân vật phải đặc biệt, twist phải mạnh. Phim này có đủ cả. Gia đình ông Văn (bố) là một gia đình Đài Loan "bình thường", thì gia đình nào chả bình thường cho đến khi có chuyện. Mà bình thường thật, bố mẹ đi làm, hai con đi học, đến khi A Hòa chém cụt tay bạn học phải vào trại giáo dưỡng thì những chỗ đứt gãy bấy lâu trong gia đình ấy mới được phơi bày. 
Thì ra, giữa ông Văn và A Hòa đã đứt gãy từ lâu. Vì ông Văn thiên vị A Hào ra mặt, vì Hào học giỏi, hiền lành, chừng mực, khác hẳn ông em rạch giời rơi xuống. Ông Văn, dù không nói ra, nhưng chưa bao giờ thực sự coi A Hòa là con trai mình.
Thì ra, A Hào và A Hòa đã đứt gãy từ lâu. Hai anh em trai, thường sẽ thân nhau lắm. Thân lắm í, bọn nào nhà có anh em trai sẽ hiểu. Thế nhưng vì sự thiên vị của bố, sự khác biệt trong tính cách mà hai anh em xa rời nhau. Hào nghĩ gì Hòa cũng không biết nữa và ngược lại.
Thì ra, vợ chồng ông Văn tưởng là hòa thuận nhưng cũng chẳng thể giãi bày. Không đến nỗi gãy, nhưng không thể coi là hạnh phúc. Gần cuối phim, ông Văn dọn đến văn phòng ở vì có quá nhiều tâm tư trong lòng, rõ ràng là khô khan, khó mở lòng, ngay cả với chính bạn đời của mình.
A Hòa và cô vợ vị thành niên, chẳng may dính bầu mà phải lấy nhau, ngày Hòa ra tù cũng chẳng nói được với nhau một lời, chỉ im lặng khóc hết mấy phút bộ phim, hóa ra cũng báo hiệu một sự gãy nhè nhẹ trong hôn nhân của hai đứa trẻ chẳng may phải làm bố làm mẹ.
Chuyện có thế thôi, nhưng gãy. Từ đầu đến cuối không thấy ai kết nối được với ai, mọi mối quan hệ đều lưng lửng, khó chịu. Nhưng mà rất thật. Xung quanh mỗi người có bao nhiêu mối quan hệ không gãy chứ. Ai hạnh phúc với vợ chồng giơ tay? Ai kết nối được với phụ huynh giơ tay? Ai thực sự lấy người mình yêu mà không phải bác sĩ bảo cưới cũng giơ tay?
Phim có lia qua vài gia đình khác. Nát. Gia đình là tế bào của xã hội =)) thì xã hội Đài Loan giống như một con bệnh ốm yếu, khám đến đâu cũng thấy có tế bào ác tính. Gia đình nạn nhân bị Hòa chém, ông bố làm đủ trò mất mặt để đòi được tiền bồi thường. Gia đình đồng phạm của Hòa, A Luân, người bà bị ép bán nhà bồi thường, phải vào trại dưỡng lão, gián tiếp đẩy A Luân vào thù hận, tội ác sau khi ra tù. Gia đình Tiểu Ngọc, bạn gái Hòa, chỉ có một người dì khắc kỷ (và ế) do thay bố mẹ đã mất của Ngọc chăm sóc Ngọc mà không có thời gian hẹn hò. 

A Hào, tưởng nhạt. Hóa ra, anh chính là mặt trời. 

Xin khen dàn cast của A Sun trước. Một dàn cast không thể hợp vai hơn, đặc biệt là nhân vật ông Văn (người bố), và A Hòa (người em đi tù). Sao có thể cast được một quả bố nhìn thôi đã thấy sự quạu, sự nhàm chán, sự bất bình lẫn bất lực như thế. Và một quả thanh thiếu niên rạch giời rơi xuống vừa ương vừa bướng 17 tuổi đã vào trại ăn cơm quản chế hợp vai đến lạ.

Cho Đến Khi Cái Chết Chia Lìa

Đến giữa phim, A Hào tự tử. Kinh vãi, trước khi tèo còn dọn phòng ngăn nắp gấp đồ gấp đạc vãi cả psycho.
Mình xem lại đoạn này 3 lần mới hiểu. Vì trước đó A Hào là điểm sáng duy nhất của bộ phim, xoa dịu nỗi đau của mọi người, kết nối các nhân vật. Đi học rất chăm để thi đại học, không có vẻ gì muốn tèo sớm cả. Thì vậy, bọn trầm cảm muốn đi chết có bao giờ hét lên tao sắp đi chết đâu!!
A Hào là niềm an ủi của bố, ông luôn nghĩ về anh với niềm tự hào và hy vọng. Ông dành những thứ tốt nhất cho anh như một thói quen dù những thứ tốt nhất ấy lạc hậu, hết thời.
A Hào trò chuyện được với mẹ, bảo ban được em trai dù không thật sự thân thiết. A Hào kết nối được cả với Tiểu Ngọc, dắt cô bé đi thăm A Hòa trong trại. A Hào có bạn gái, mọi chuyện cũng tiến triển tốt đẹp.
Nhưng A Hào thật sự nghĩ gì, không ai biết cả!
A Hào mất kết nối với chính bản thân anh. Anh an ủi tất cả mọi người, nhưng không ai an ủi anh. "Ai cũng có bóng tối, lúc buồn khổ có thể trốn mình trong đó. Riêng mặt trời thì không". Đến cả Tư Mã Quang còn có lúc phải trốn vào bóng tối. Vậy mà, dù vui hay buồn, A Hào vẫn phải sáng, vẫn phải là dương quang phổ chiếu cho gia đình anh. 
A Hào chết là cú tát vào mặt các nhân vật còn lại. A Hòa giận dữ, đau khổ: "Cả đời anh ấy đều tốt, đến nỗi sai lầm duy nhất là dẫn đến cái chết của bản thân. Dù anh ấy tốt như thế nào, giờ đây, người còn sống lại là tôi". A Hòa sau khi ra trại, hoàn lương thực sự. Dù không nói ra, có vẻ anh đang sống cho cả phần A Hào.
Ông Văn, sau cái chết của A Hào, chỉ có thể gặp anh trong mơ. A Hòa, trùng hợp thay, cũng gặp anh mình như vậy. Giấc mơ kết nối ông Văn và A Hòa lại với nhau, bố con lần đầu tiên nói chuyện như một gia đình. Ông nhận ra tình yêu của mình với A Hòa lớn tới nỗi ông sẵn sàng bỏ làm âm thầm đi theo bảo vệ anh, và xuống tay với a Luân khi nhận ra Luân ép Hòa vào con đường tội lỗi.
Kết phim là lời thú tội của ông Văn trước vợ mình, rằng, tôi đã giết A Luân đấy bà ạ. Hai vợ chồng ôm nhau khóc hết mấy phút bộ phim nữa. Rồi ông biến mất, không biết ông tèo rồi hay đi tù. Phim kết bằng cảnh A Hòa đèo mẹ trên xe đạp, hành động tuổi thơ cậu hay làm. Thế thôi mà phim giành 5 giải Kim Mã.
Heading lấy tựa của Til Death Do Us Part, nên để luôn chiếc poster ở đây để đánh dấu một phim hay, sci-fi khó xem. Nhưng xem rồi sẽ cảm. 
BANG-YAO LIU - BANG-YAO LIU | 劉邦耀

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting...

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô...