Điện ảnh Đài Loan những năm gần đây liên tiếp cho ra mắt những phim hay bằng tất cả các phim hay của châu Á cộng lại. 1 tuần thất nghiệp ở nhà, mình xem 2 phim Tôn Ngộ Không của Đại lục, kỹ xảo bùm chéo hơi dức đầu còn nội dung thì chẳng có bao nhiêu. Vẫn tâm trạng của 3 năm trước khi vô tình mò được "Dương Quang Phổ Chiếu", "Hoa Đăng Sơ Thượng" (HĐST) giải cứu mình khỏi những thước phim trừ yêu lảm nhảm của Trung Quốc, gieo cho mình một hy vọng là "phim Tàu" vẫn là một thứ bảo bối của nền văn minh phương Đông. Vì đâu, vì sao mà xứ Đài vươn mình từ một đế chế phim thanh xuân vườn trường thành một nền phim ảnh sâu sắc giàu nhân văn như thế? Vì họ đã phát triển kinh tế đủ chạm vào ngưỡng có thể nâng cấp trình độ làm phim, thưởng phim; và các cơ chế kiểm duyệt đủ tự do để có thể phơi bày các vấn đề của xã hội lên phim ảnh?
HĐST không phải phim điện ảnh, dù màu phim và bối cảnh phim đặt để ở những năm 80s, rất hoài cổ, rất cinematic. Kịch bản phim được thai nghén suốt 4 năm, và toàn bộ dàn cast thực lực, đủ thấy Lâm Tâm Như đã tâm huyết với bộ phim này như thế nào. Ngâm cứu kịch bản lâu chưa chắc phim đã hay, nhưng phim hay thì kịch bản cần làm rất kỹ. Nhìn lại những phim truyền hình Việt chiếu giờ vàng trên đài quốc gia mà sợ hãi. Phim nào hot thì kịch bản đi mua còn không thì toàn rác phẩm.
HĐST không phải một phim gia đình, nhưng yếu tố gia đình - đặc biệt là giáo dục gia đình là điều mình chú tâm nhất khi xem phim. Có thể vì trong thời điểm này, mối liên kết giữa cha mẹ - con cái đang là điều mình suy nghĩ nhiều nhất. Nhưng kể cả bỏ đi tính chủ quan, thì những "gia đình" xuất hiện trong HĐST đều là nguyên nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp, đẩy con người ta vào bi kịch.
Cách đây vài năm, mình nói chuyện với một chị bạn. Chị nói ở VN người ta chỉ dạy nhau cách làm vợ, mà không mấy dạy nhau cách làm cha mẹ. Mình nửa đồng tình nửa không. Đồng tình vì đúng là truyền thông đại chúng dựa hơi những bản tin "làm sao để chồng không ngoại tình" hơi nhiều, âu cũng do lượt view cứ cao, cao mãi, gãi đúng chỗ ngứa của chị em quá vì ông đ nào chả ngoại tình tơi bời. Vậy nên "nghệ thuật làm vợ" được văn bản hoá dưới nhiều hình thức. Còn các nghệ thuật làm cái khác thì bị lu mờ một chút, nhưng không phải ở VN không dạy nhau cách làm cha mẹ.
Mình không nghĩ cứ phải viết sách, lên báo, ịn vào chương trình học thì mới là dạy. Việc học hỏi cách làm cha mẹ, thậm chí cả làm vợ, phần nhiều là do giáo dục gia đình và quan sát từ chính gia đình mình và gia đình xung quanh. Cứ thế tiếp nối qua các đời, cái gì hay thì giữ, không hay thì bỏ. Hoặc nhiều nhà thì ngược lại, cái không hay thì duy trì bằng được xong làm khổ nhau đời đời. Đấy là dạy vãi ra rồi chứ còn muốn thế nào nữa. Mình hiểu ý chị ấy là cần những kiến thức bài bản hơn, tuần chơi với con mấy tiếng, tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ qua từng giai đoạn vân vân...Giờ cũng nhiều rồi, bố mẹ nào cũng FOMO, sợ con mình không học nhiều bằng các bạn, không ưu tú bằng con nhà người ta. Mà công nhận học ít sau ra đời khổ kinh. Học lắm ở trường mà ra đời lan man không có cái nghề xong lại còn lười như mình là cũng khổ lắm. 30 tuổi mẹ vẫn nuôi nhiệt liệt, ái ngại :(
La Vũ Nông - Ngô Tử Duy: Cha sinh hơn mẹ dưỡng??
Tổ sư cái phim này, xem đoạn này tức chịu không nổi. Ở thuỵ điển, con 12 tuổi trở lên có khi còn được chọn chú, dì, họ hàng hang hốc chăm sóc mình thay bố mẹ ruột nếu bố mẹ ruột không đủ khả năng nuôi dưỡng. Vì ghét, vì không hợp mệnh, vì ti tỉ lý do chứ không cứ điều kiện kinh tế. Đm thế mà cái phim này cho 1 thằng cha già cốt cách cưỡng hiếp, không có gì ngoài tiền đến xộc vào đời thằng bé, cầm mỗi cái giấy xét nghiệm ADN đến đòi con là sao hả chúng mày. Sao??? Phim giải thích rất dài dòng là như vậy tốt cho Tử Duy, thằng bé 14 tuổi rất hiểu sự đời chứ chớ hề ngốc nghếch gì. Chính bọn Tàu nó đẻ ra câu "cha sinh không tày mẹ dưỡng", thế mà nó lại làm ra cái kịch bản như vậy. Mình tin Tử Duy ở với ai cũng sẽ tốt, vì phẩm chất của cậu bé là tốt đẹp, và có nền móng giáo dục gia đình suốt bao năm từ Vũ Nông - Thiếu Cường. Nhưng mà như vậy thì càng phải nói ra sự thật để cậu bé tự chọn lựa, tự biết người xấu không thể có kết cục tốt! Đây là trường đoạn duy nhất khiến mình khóc nấc lên trong cả series có nhiều đoạn người ta khóc nấc lên. Khóc vì tức, chứ chẳng phải vì thương, thương không nổi.
Tô Khánh Nghi: Một đời hỗn loạn
Đây chắc hẳn là nhân vật cần khai thác tâm lý kĩ hơn rất nhiều bằng một mùa ngoại truyện khác. Hơi khó khi câu chuyện dàn trải và có chút thiên vị Vũ Nông lại có thể giải thích kĩ càng diễn biến tâm lý của nhân vật này. Vì thế, đứng ở vị trí người xem mình cảm thấy hơi khó chấp nhận những bước hắc hoá của nhân vật này. Hay nói thẳng ra, sự vô ơn, điên loạn, căm ghét của Khánh Nghi không đủ thuyết phục mình rằng cô ta bị đẩy đến chỗ như thế vì bị cưỡng hiếp, hay như cách mà Khánh Nghi tự bộc bạch: "cuộc đời này cái gì cũng thua kém vũ nông." Quả là lời tự bạch của một cô gái bị vết sẹo từ việc thiếu giáo dục gia đình quật tơi tả.
Tô Khánh Nghi - Tô Mỹ Ngọc: Việc mang cùng họ Tô gives a hint là Mỹ Ngọc là mẹ đơn thân, không biết có biết bố Khánh Nghi là ai không. Hay biết mà quả bố lại chó không nhận con. Đoạn này rất cliche kiểu phim Đài là bà mẹ phải sống dựa vào đàn ông, biết con bị hiếp đáp mà nhắm mắt chấp nhận, đã gặp hơi nhiều trong phim Tàu, thậm chí phân đoạn y hệt trong "Sara" (2015). Mình hơi dị ứng với cách xây dựng hoàn cảnh nhân vật như này. Nó khiến mình cảm thấy làm một người mẹ đơn thân là đâm đầu vào một con đường tuyệt vọng.
Khánh Nghi, trong lúc cùng quẫn nhất, được Vũ Nông cho ở nhờ, cho ăn ngủ, nuôi con hộ. Nếu đã trải qua khó khăn vật chất dù chỉ một ngày trong đời, chắc hẳn ai cũng biết ơn cưu mang to lớn nhường nào. Vậy mà Khánh Nghi sau nhiều năm, vì ghen tức, vì ái tình, vì cô đơn...đúng, thực ra là vì cô đơn, đã quên đi ơn nghĩa đó. Rốt cuộc, cô và mẹ cô đều sống cuộc đời "mất dạy" hệt như nhau.
Và những gia đình mệt mỏi khác...
Viết đến đây mình mệt quá vì phim rõ ràng không tăm tối đến thế, ngoài xã hội người ta tử tế với nhau vãi luôn, không hiểu sao sự tử tế không một lần nào xuất phát từ gia đình. Gia đình ngô khảng nhân, aiko, a quý, hay chính gia đình la vũ nông, toàn là căng thẳng, từ mặt, giày vò nhau phút qua phút, giờ qua giờ. Yêu thương độc hại trong gia đình châu Á vẫn mãi là một thứ ung nhọt khiến mình sợ hãi trong quá trình nuôi con sau này. Lạy trời để mình bình tĩnh nuôi con, không trầm cảm, không gây adverse childhood experience cho con. Chứ sợ quá sợ quá! Cứ bình tĩnh lớn lên làm người thôi mà khó khăn vậy!
Nhận xét
Đăng nhận xét