Chuyển đến nội dung chính

Mặt cười - mặt mếu ở Malaysia

Malaysia là chuyến đi được quyết định trong khoảng thời gian nhanh nhất trước đến nay. Ào một cái, săn được vé rẻ, đúng dịp hội thảo, thế là lên đường.

Mặt cười và những cái WOW!

Sân bay KLIA rộng và hoành tráng hơn mình tưởng rất nhiều lần. Có hẳn một khu forest walk cho các bác đi dạo ngắm rừng ngắm cây ngắm cỏ trong lúc đợi máy bay. hàng tax free vô cùng đa dạng và dễ chịu. Vừa đến đã suýt bị lạc vì rộng quá, đã thế để đi được đến chỗ immigration còn phải leo lên express train đi một đoạn. Ngơ ngơ ngác ngác.
Cung cách làm việc của mấy bác hải quan thì giống hệt Việt nam, vẫn có mùi rất Đông Nam Á. Vừa làm vừa cười cười nói nói um sùm, nhớ hồi sang Philippines thì khá hơn, các bác nghiêm túc cực, mỗi người một chuồng. Mà cái số mình, mặt nhìn gian lắm hay sao mà đi đâu hải quan cũng hỏi chán chê mới cho nhập cảnh, lúc trở về mẫu quốc cũng được giữ lại tán dóc dăm ba câu, trong khi con bé đi cùng chả bị hỏi gì bao giờ.

Ở sân bay KLIA. Bên cạnh máy automatic pay station, hiện đại quá, tự động hóa toàn bộ. Nhìn lại mấy anh phụ xe lơ xé soát vé xe ở nhà thấy buồn.

1. Little India
Khu người Ấn là khu vực mình book khách sạn, không hề biết khách sạn nằm ngay trong khu Ấn. Khi hai đứa phát hiện ra thì lập tức có suy nghĩ bỏ chạy vì sợ bị rape, nhưng mình vẫn quyết định ở lại 1 đêm và bất ngờ thay mọi thứ tốt hơn mình tưởng rất nhiều.
Slogan của du lịch Malaysia đó là "Truly Asia", và đúng là truly thật. Một đất nước với đầy đủ sắc tộc và tôn giáo điển hình của châu Á, mặc dù không nổi trội, nhưng mình đánh giá cao sự đa dạng. Có người nói Malay là phiên bản boring của Singapore, cũng có thể, nếu họ thích sự hào nhoáng và sôi động, sự chuyên nghiệp đến mức sáo rỗng trong cách làm du lịch. Malay không khiến mình cảm thấy "quá công nghiệp" như Sing, mà đúng thế thật, Malay cũng chưa đạt đến trình độ phát triển như Sing, cũng vì thế mà mình cảm thấy Malay thân thiện và dễ gần, mặc dù mức độ an toàn và sạch sẽ thì kém Sing nhiều bậc.
Little India của Sing sang chảnh hơn và chỉn chu hơn, vì thế mà trông hơi giả tạo. Mình thích sự giản dị của Malaya Little India, đồ ăn thì rất rẻ và người Ấn cũng không làm cho mình cảm thấy sợ sệt lắm, mặc dù đôi lúc cách họ giao tiếp với tụi mình có phần hơi "mất trật tự".


Món Roti Canai truyền thống của người Ấn Độ. Phần bánh làm bằng bột mì ngọt, còn phần sốt chắc là curry và gì đó chịu không thể đoán được. Bữa ăn đầu tiên ở Little India là bữa ăn rẻ nhất từng thấy, và ít ra là còn ăn được.

Xa xa kia là parkson và nu sentral, đã khá là vật vã vì không biết cái nu sentral đó chính là điểm thông với KL sentral và đi bộ cực nhanh là về đến khách sạn. Thế là được mấy lần đi lạc xa cả cây số không thấy đường về. Tiếc là quên mất không chụp ảnh KL sentral, một ga tàu lớn nhưng rất rõ ràng và tiện lợi. bằng tất cả sự thích thú, mình đã đi thử tất cả các loại tàu ở KL: commuter, express, rapid rail... và đến ngày về thì đã phân biệt được tất cả các loại này cũng như các cung đường chúng đi qua, cảm thấy trong đời chưa bao giờ siêu nhân đến thế.

Một góc nhiều màu sắc ở Little India.
2. Hop on hop off.
Cái wow tiếp theo phải dành cho HOP ON HOP OFF và fantastic city tour mà chuyến xe này đưa mình đi. Sau nhiều hồi tính toán và bàn luận với bạn đi cùng, chúng mình quyết định rằng Hop on hop off được sinh ra để làm tăng độ tiện ích cũng như làm đẹp cho nền du lịch Malay only, khó mà kiếm lãi khủng từ dịch vụ này, nhưng KL hoho đã làm rất tốt nhiệm vụ giúp du khách cảm thấy thoải mái và kéo du khách trở lại lần 2,3,...n. Vì chỉ với 45RM (khoảng 270k) chúng mình có thể rong ruổi trên khắp các nẻo đường của KL từ 9h sáng đến 8h tối, đi bao lâu tùy thích, đi bao nhiêu chuyến tùy thích, với aircon, wifi được trang bị tận răng, mỗi xe còn có 1 tourguide nhiệt tình và thân thiện. Những chi phí đó theo mình nghĩ là không nhỏ, nhưng bù lại những lợi ích về mặt truyền thông, tạo dựng hình ảnh thì rất đáng để đầu tư.
Merdeka Square. 




Cô gái cuồng son đã đến được với sephora aaaa. Chỗ này là Bukit Bintang, con phố buôn bán sầm uất nhất của KL, gần khu người hoa nên khá chi là ồn ào.



KL hop on hop off. Điểm sáng chói của cả chuyến đi.


At National Mosque, nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở KL. Và tất nhiên, mở cửa cho khách du lịch vào thoải mái với điều kiện phải được well-covered, trùm kín mít thậm chí không được lộ tóc. Dòng Hồi Giáo này đỡ khắt khe với phụ nữ hơn 1 chút vì vẫn được lộ mặt, có một số cô ở đâu sang che kín cả mặt lộ mỗi 2 mắt, nhìn cũng hơi sợ hãi :)


Petronas Twin Tower. Cảm thấy không có gì ấn tượng ngoài việc cái tháp là biểu tượng của KL nói riêng và Malay nói chung.

Batu caves

trêu chim xong ngồi cười :)

central market


vẫn là khu little india đã cứu cháu một bàn thua trông thấy vì đồ ăn tạm gọi là ăn được, sau rất nhiều bữa bị đói :(

Tàu subway ở malay đáng yêu lắm. bởi duyên số bạn sẽ được leo lên một chuyến tàu đẹp, mới, có coach only for women. còn không thì vẫn là những chuyến tàu rất tiện, mỗi tội cũ cũ xấu xấu đông đông. nhưng so với cái bus ở nhà thì đúng là bên 2 hộp sữa kẻ không hộp nào.

chặng đường đến melaka khá dễ dàng. đây là nhà thờ trung tâm, tất cả nhà cửa trong phạm vi bán kính 1km từ nhà thờ này đều mang màu đỏ.








Mặt mếu và những trải nghiệm hết hồn :)

Điểm trừ đầu tiên dành cho Malay chắc chắn là local food and clothes. Thực ra không hẳn là do chất lượng kém hay phục vụ không chuyên nghiệp vân vân, mà do khác biệt văn hóa. 
Đi đến một vùng đất mới, thâm nhập vào một nền văn hóa mới, không gì vui bằng việc được thực sự trải nghiệm cuộc sống của họ thông qua ẩm thực, thời trang, daily routines... Cũng biết thế và bằng mọi giá ăn đồ ăn local hết mấy ngày liền, nhưng đúng là không ăn được. Đồ ăn đậm đặc mùi hăng hắc của gì đó mà mình đoán là curry (nhưng đồ Ấn thì lại ăn được, chỉ không ăn được đồ của người Malay), thức ăn cực kì khô và không hề có soup như ở nhà. Cố gắng hết sức qua 3 ngày đầu, ngày cuối cùng phải quyết định ăn một bữa no kẻo xỉu trên máy bay thì hỏng ăn. Thế là vác nhau đi ăn đồ Nhật, lòng thầm cảm tạ trời đất đã mang nước Nhật đến với thế gian. 
Tiếp theo là vụ quần áo. Lần 2, cố gắng đi các loại chợ, từ chợ Ấn đến chợ Hoa đến chợ của người Malay bản địa, nhưng vẫn bất lực không tìm được món gì mua mang về được. Người Mã hầu hết theo đạo Hồi và đạo Hindu, số ít còn lại theo đạo Thiên Chúa, đạo Ông Bà. Và điều này tác động đến việc chọn lựa thiết kế trang phục của họ gần như tuyệt đối. Ngoài nhưng mall lớn bán đồ western style (mà sau đó mình cũng không mua được vì nó chưa.....sale :)) thì những local markets còn lại không hề bán đồ gì ngoài váy dài, màu sắc sặc sỡ, khăn quấn đầu và vòng vèo các kiểu. 
last but not least, câu chuyện trên đường đi Batu có lẽ là phần thót tim nhất trong cả chuyến đi. Batu chỉ cách trung tâm KL khoảng 13km, có xe bus, nhưng mình chọn đi tour vì trên đường cần ghé mua đàn. Giá tour không đắt, bác lái xe thân thiện vô ngần. Nhưng không hiểu sao, ngày hôm ấy, giờ ấy, cái xe ấy chỉ có mỗi 2 đứa mình đặt tour. Leo lên xe, có 1 chị ngồi sẵn cứ tưởng khách cùng đoàn, nói được 2 câu thì phát hiện ra chị là người Việt, sang đây làm...gì đó trong các quán karaoke, và là bồ của bác lái xe. Nguyên văn: "ổng có vợ con rồi mà ổng cho chị tiền xài nên thỉnh thoảng chị đi chơi với ổng. Một lát các em có muốn qua quán của chị chơi không?". mặc dù mình là đứa điếc không sợ súng, nhưng cả quãng đường mười mấy cây số mắt dáo dác tìm bảng chỉ dẫn, chỉ cần thấy bác xế có dấu hiệu rẽ sang đường khác mà không chỉ đi Batu thì hai con sẽ sống chết đập cửa lao xuống. Lúc trả khách về, tụi mình cũng không về điểm ban đầu, mà bảo bác đưa luôn ra chợ, thế là con bạn đi cùng được thể bảo: "May mà không bị đem đi giết hiết rồi đem bán, chứ người đi không một giấy tờ đảm bảo, không quay về điểm đầu, bán quách đi rồi về bảo chúng nó xuống dọc đường rồi thì có ai biết". Thật là nhớ đời cho kiểu hứng lên là đi của Diệu Thùy. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô