Chuyển đến nội dung chính

Cực Tây A Pa Chải - Đi và sống sót

Cực Tây, A pa chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; cách thành phố Điện Biên 260km. Chuyến đi này đã khiến mình phải tái nhận thức nhiều điều...

1. ĐI...

Để tiết kiệm thời gian và công sức, mình lên Điện Biên bằng máy bay, giá khứ hồi là 2tr6, bay chuyến duy nhất của VNA. Ôi cái máy bay ATR thần thánh, có mỗi 64 chỗ nên mỗi lần lên xuống xóc lộn ruột. Trước ngày khởi hành lắc chân của mình bị đứt, lo lắng có sợ sệt có, nhưng vẫn quyết tâm đi bằng được, và chuyến đi đã vô cùng bão táp nhưng vui không tưởng.


Điểm đến đầu tiên là Hầm Đờ Cat. trước khi đến được điểm này thì mình đã có khẩu chiến tại khách sạn và lo được cho 4 đứa ở trong khách sạn 3 sao hẳn hoi, ngay sát đồi A1. Chi phí theo đó cũng đội lên 1 ít.
Hầm Đờ Cát giờ chỉ còn lại cái hầm, và cũng chỉ là cái hầm. Tất cả những phần hào đào xung quanh đã bị lấp, chừa lại 1-2 rãnh làm minh họa. Và thử tưởng tượng xem, cả một trận địa kiêu hùng khi xưa với địa hình vô cùng phức tạp giờ còn lại 1 nhúm được quây vào làm du lịch thì cảm giác sẽ thế nào. sẽ là...chẳng có cảm giác gì ngoài việc nhảy lên chụp 1 cái ảnh check in ý là đã đến. Ai đó vuốt lưng xoa đầu giới trẻ và phê phán kiểu du lịch check in thì hãy đến mà xem. Điểm mấu chốt của các di tích lịch sử là phải gợi nhớ và làm người ta cảm nhận được cái không khí, the atmosphere ở thời điểm lịch sử đó, chứ không phải nhồi 1 đống thông tin to bằng con voi nhưng di tích xơ xác hoang tàn và bé bằng con chuột nhắt.




Chị Đại đang chỉ tay năm ngón, cấm đứa nào hó hé :))

Đội hình bốn em 2 dài 2 ngắn 2 béo 2 gầy.




Điểm đến tiếp theo là Đồi A1. Có tất cả 5 điểm thăm quan, chúng mình chỉ đi 3 điểm là Hầm Đờ Cát, đòi A1 và tượng đài trung tâm. Mức giá chung cho mỗi điểm là 15k/người/điểm. 
Đồi A1 tạm gọi là "tạo được không khí" khi vẫn còn giữ lại được một số nắp hầm và hệ thống giao thông hào chạy xuyên dưới lòng đồi. Tuy nhiên nếu để ý, sẽ thấy cứ cách vài gốc cây lại có 1 bát hương nhỏ, điều này mới khiến mình cảm thấy bịn rịn hơn cả. Mỗi bước chân du khách đang  đặt lên mảnh đồi này, là mỗi bước đặt lên xương máu. Có lẽ các anh chị đã được đưa về nghĩa trang ở gần đó, nhưng trong một vài phút mình vẫn cảm thấy hơi lạnh lạnh trong lòng. 



Chụp được cái ảnh đẹp mà trèo lên trèo xuống dăm ba bận.







Từ đồi A1 đi lên tượng đài thì bắt đầu có sự misunderstanding thường thấy khi lên núi. Đó là câu chuyện "con dao quăng". Đi dọc cả con đường hỏi bác nào cũng bảo đi đi gần lắm có mấy trăm met mà 4 con giời đi rạc cẳng chưa tới. đến lúc chỉ còn cách tượng đài 3 bước chân cũng không hề biết, gọi taxi đi còn chưa hết giá mở cửa. 
Tượng đài chiến thắng nằm ở trung tâm thành phố, được xây cao trên 300 bậc thang, từ đây có thể nhìn bao quát cả tp.Điện Biên. Và tượng đài thì chỉ đơn thuần là tượng đài, hết.




2. ...VÀ SỐNG SÓT

Sau ngày đầu tiên tốn khá nhiều tiền cho phòng ốc khách sạn, ăn uống no say, một bước lại taxi đưa đến tận nhà thì những ngày sau gian nan đã chạm ngõ và rước cháu về dinh ngay trong sáng hôm sau. 
Vé xe cho tuyến Điện Biên - Mường Nhé là 120k, lúc đầu nghĩ là đắt, nhưng sau khi ra khỏi địa phận thành phố và bắt đầu ôm đèo mà đi thì mức giá này (có cả phí bảo hiểm tính mạng) thì quả là rẻ :"(
Không biết vì mua vé muộn hay ra xe muộn mà 4 cháu được ngồi 2 hàng cuối, mỗi lần xe cua là 2 cháu nam ngồi sau ọc ạch rủ nhau bay vào khoảng không vô trọng lượng, mình và béo thì khỏe hơn, hoặc sáng ăn ít hơn nên không bị say tí nào. Nhưng quãng đường 200km đường đèo núi vẫn rút gần hết sức lực của cả nhóm. Thật, đường Tây Bắc không phải dạng vừa và không đùa được đâu.
Lên đến nơi là 3h chiều, sau 7 tiếng đồng hồ ngắc ngoải trên xe, đợi bác tài ăn cơm uống nước phè phỡn, nghe hết dăm bảy cái CD nhạc quê hương, nhạc tuyên truyền, thì nhóm đã có mặt ở Mường Nhé. Đoạn này mệt mỏi quá nên chẳng ai chụp lại tấm ảnh nào làm tư liệu. 
Nhân nói đến nhạc nhẽo, ngay ngày đầu tiên đặt chân đến Điện Biên, mình đã cảm nhận thấy cái mùi căng thẳng của vùng biên lan phập phờ trong không khí. Từ những bài hát về người Mèo, người Kinh, về chính sách của Đảng và nhà nước, cho đến cách mọi người bình thản nói về chuyện năm nào năm nào có mấy sư đoàn trung đoàn lên đây mà về chỉ có bao người. Cái bình thản của sự "bắt buộc phải thế, không khác được". 
Đoạn đường 60km từ Mường nhé vào đồn biên phòng A Pa Chải, đồn cuối cùng của lực lượng biên phòng tỉnh Điện Biên, lại là một câu chuyên sợ hãi khác. Nhóm mình thuê xe ôm chạy vào, kẹp 3 người 1 xe. Giữa nơi rừng thiêng nước độc, các bác tài người nồng nặc mùi rượu, chạy như bụi đời chợ giời, giá mà các bác đâm vào cái rào nào đấy hay chở mình sang bển luôn thì chắc cũng không ai biết. 3 xe đi bọc nhau mà được 1 lúc là mất hút, một mình một con đường. Trong cuộc đời thì chưa bao giờ lấy tính mạng mình đặt vào kẻ khác nhiều và ngu như lần đi điện biên này.
Đến được đồn, cả bọn mừng chảy nước mắt. Các anh trong đồn thân thiện, toàn dưới xuôi lên nghĩa vụ vài năm lại về, cũng nhớ nhà nhớ người. Đồn đẹp, chỉn chu, thoáng mát và có mùi sương ngấm vào cây cỏ. Chỉ có câu chuyện vệ sinh phòng ốc cho các đoàn nghỉ chân thì lại là một áng văn kinh hồn khác. Nên ai không chịu được bẩn thì khuyến cáo là mang theo lều bạt gì đó vào rừng ngủ cho phẻ.


Ốm yếu quá nhưng vẫn cười tươi. nhiệt độ sáng sớm xuống thấp, nhưng vì chủ quan nên mình không đem áo lạnh, có cái gì quấn được lên người là đem quấn hết


Buổi sáng ở đồn biên phòng là một kỉ niệm đẹp, với những khoảnh khắc trong trẻo và đầy hứng khởi. Mặc dù lúc này, vì chủ quan và "đen đủi" nên tình trạng sức khỏe của mình không được tốt. Nhưng đã lên đến đây, không thể dừng lại, nên cũng xác định là sẽ đi tiếp với tâm trạng vui vẻ nhất có thể.
Vậy là hăm hở đi chụp ảnh vòng quanh và chuẩn bị lên đường. Một đoàn 4 người chúng mình cùng vài khách lẻ nữa được 1 anh bộ đội hộ tống lên mốc.


Có được tấm ảnh này là cả một nỗ lực lớn và nói thật là đến đây là hạnh phúc lắm rồi.
Từ đồn biên phòng, chạy xe máy thêm 10km nữa vào chân đồi, đường vẫn đang làm nên có mấy đoạn off road, anh em ngồi run run sợ chết. Nhưng cảnh vật thì ôi chao, đem cả cảnh đẹp của toàn Việt Nam cân lên cũng không lại được những bồng lai tiên cảnh ở đây lúc sáng sớm. nhóm khoảng hơn chục xe máy lùa nhau đi trong sương, sương sà xuống vờn quanh má, quanh tóc, quanh tay phớt nhẹ. Không cần lên Y Tý cũng đã có một biển mây ngút ngàn trải dài lên đến xứ tiên. 


Hành trình vượt đồi chính thức bắt đầu. Những bước đầu tiên thì bằng phẳng thế này....

...và không lâu sau đồi cỏ tranh đầu tiên hiện ra và chuyện vượt lên chính mình mới thực sự bắt đầu.






Đồi cỏ tranh thứ nhất là đoạn khó leo nhất, đúng như tương truyền. Có nhiều đoạn toàn du dây với bám cây mà lên, dốc đứng như vách đất luôn chứ không có độ thoải mà bám dần lên. Qua được đồi ấy mình đã gần ngất, nhưng nhờ có chai nước pha Orezone đến từ bạn Huy vô cùng chu đáo và đáng yêu, mà mình đã sống được và leo tiếp đồi thứ hai. Tổng thời gian leo lên khoảng chưa đến 2 tiếng, nhưng cái sự mệt thì chắc phải gấp mấy lần. Tưởng qua được đồi thứ hai thì tới, ai dè đi mãi, đi mãi, đi mải miết vẫn nỏ thấy mốc đâu.
Và đến lúc gặp ngã rẽ Việt Nam, Trung Quốc thì mình và con béo đã thở hắt vì quá mệt. Bên phía Trung đã xây bậc thang lên tận mốc, nhưng cả bọn vẫn hò nhau leo cái dốc dựng đứng ở phía mình để cho nó...chính chủ. Cuối cùng thì cột mốc ngã ba biên giới, "một con gà gáy ba nước cùng nghe" đã ở bên cạnh em.






Chuyến đi có cả mồ hôi và...máu (hahaahaa), có rất nhiều lần bước chân đi theo quán tính mà không hề có sức lực, có những phút giây tiến lên vì phải thế chứ không phải vì muốn thế nữa, những chúng tôi đã đến được cực Tây của Tổ quốc, ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung. Nơi ấy có những câu chuyện, những chứng nhân lịch sử một thời. Mỗi bước dẫm lên sỏi đá mà nhào người lên, cảm thấy như cả một quãng kí ức xưa cũ đang hiện chung quanh mình.
Chiều về trời đẹp, mình cứ đi chơi là trời đẹp, âu cũng là cái số :)) 
Câu chuyện với anh Chiến, người chở mình từ A pa chải ra Mường Nhé bắt đầu với những chú dê và bò đang thong thả gặm cỏ bên đường. Về những người chủ trang trại kiếm mấy trăm triệu một năm, về những con người có chí thì ở đâu cũng sống được thôi, về việc tại sao anh lại từ Ninh Bình lên tận Mường Nhé xa xôi này... Tôi bất ngờ khi biết anh đã học Đại học 4 năm rồi lang bạt, bất ngờ nữa khi anh kể chuyện về mẹ anh, anh chị anh. Anh bảo mẹ anh ở vậy nuôi 3 anh em, mẹ anh khổ lắm, nhưng thương con lắm, không lấy ai, cứ ở vậy thôi, rồi anh chị anh đều là ông to bà lớn cả rồi, thôi mình sinh sau đẻ muộn thì chấp nhận vậy.....
Người ta nói anh từng lầm lỡ, nghiện ngập, nên mới ra nỗi đó. Thì sao cũng được, khi người ta quay đầu, thì bờ bến sẽ hiện ra. Tôi hỏi anh sống sát sườn Trung Quốc thế này, có sợ không, anh nói thật nhé. Anh nghĩ ngợi vài phút rồi mới khe khẽ bảo: cũng sợ chứ, em nhìn sang rừng cao su của nó kìa, toàn nòng pháo hướng sẵn về phía mình. năm nào đấy bộ đội được điều lên đây cả mấy tiểu đoàn, âm thầm không ai biết, đến lúc rút về còn được mấy người. Tôi không hỏi để xác minh thông tin, vì anh cũng chỉ là một anh xe ôm nơi rừng thiêng nước độc. Những gì anh nói, hoặc anh biết, hoặc chỉ là nghe qua tai. Tôi chỉ thấy bầu trời hôm đó ít xanh đi vài phần, và rừng núi thì mênh mang ra vài khoảng.
Và phần của bác tài thâm niên chở lợn được gói gọn trong 1 stt "Thực sự bác tài tuyến Mường Nhé - Điện Biên sáng nay đã làm chúng em vô cùng kiệt sức với màn trổ tài làm DJ ngay trên vô lăng. Ai đã đi các cung đường Tây Bắc thì hẳn quá rõ độ "hiểm" của mấy cung này, thế cơ mà bác tài nhà em cứ vừa lái vừa liếc liếc mấy em vũ nữ thoát y trên màn hình. Cứ mỗi góc cua tay áo là tim mình lại đập rộn ràng, mồm nhẩm đủ chư phật mười phương :'< nhưng mà phải công nhận, Nguyễn Tuân mà sống lại thì "người lái đò sông Đà" phiên bản trên bộ phải thuộc về anh tài nhà chúng cháu hôm nay"



Rất phờ phạc, cả sảnh chờ sân bay chỉ có 4 đứa. Kết thúc chuyến đi là sự chấm dứt những khao khát chinh phục phan xi păng, hoặc ít nhất là đợi vài năm nữa, là những hạnh phúc vì đã làm được điều ấp ủ suốt mấy năm, là những hẫng hụt vì ngày vui thì ngắn, khoảng cách lại dài.
Nhưng thôi, Điện Biên, 30/4 năm ấy, vậy cũng là đủ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô