Chuyển đến nội dung chính

Nhớ Attapeu (A-ta-pư) như nhớ rừng Thế Lữ.

Laos 2016, with EY.
Trên đường.
I must say, it was an eye-opening trip to me. In some thousand words I’m afraid that the stories, yes, many interesting stories can’t be told vividly as what I have seen and experienced in the last 1 week. I would try, yet continue to imagine as much as possible, and burn the box to get lots of surprising things J

Lúc nào cũng là con heo béo này tiễn đi, hic.
Đường từ Gia Lai sang tới Attapeu đi qua địa phận Kontum. Oh my goodness, Bờ Y comes to me so soon that I can’t give a thought except being overexcited. 2 ngã ba, 4 cực, 1 đỉnh. Trong thâm tâm luôn định để Bờ Y lại gần sau cùng, hoặc thậm chí là sau cùng vì mình nghĩ nó chán J Sai lầm kinh hoàng, nhất là khi đặt chân sang tới đất Lào. Con đường từ cửa khẩu vào Attapeu được bao bọc bởi những hàng cỏ lau cao ngất đầu người, ôm rạt hai bên đường đi, xe đi tới đâu bông lau ngả nghiêng rung động, quay clip lại thì chắc chắn không cần add thêm effects cũng đã ảo tung rồi.

Ngã ba Ngọc Hồi, xa xa là đường Hồ Chí Mình để về quê cháu.
Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, KonTum, đang phát triển trở thành khu kinh tế cửa khẩu của ba nước Việt – Lào – Cam. Mỗi lúc đi tới những khu vực giáp ranh, mình thường tự hỏi rằng “cuối cùng thì borders có ý nghĩa gì?”, “tại sao phải phân biệt phía bên này là người Việt và vượt qua 1Km thì là người Lào hay người Cam, liệu có phải việc phân chia biên giới hay lãnh thổ chỉ để dễ dàng group up những người gần gần giống nhau vào một nhóm để người ta có cảm giác mình ở trong một cộng đồng và không phải là thiểu số hay không?”. Vì mình luôn cảm thấy nếu không còn những ranh giới, thì những vùng giáp ranh hoàn toàn có thể sống hòa trộn vào nhau, nói nhiều thứ tiếng hơn, hiểu tập tục văn hóa của nhau hơn, không còn sự phân biệt và ít nhất là mỗi lần muốn bán cái gì cho bên kia thì không phải mất 50k đi qua hải quan (bribe). Mơ ước nhỏ bé của thúy là tất cả mọi ranh giới trên thế giới này đều biến mất, và chúng ta sẽ sống như những người tối cổ J
Cửa khẩu Bờ Y, đang chụp cái Agribank khoe mẹ thì chú bảo vệ vào mắng "Ai cho chụp ảnh ở đây?"
Đường đi đến cửa khẩu Bờ Y đẹp và tiện lợi, các con giời đi phượt chắc chắn không phải lo nếu đã quen với cung Tây Bắc. Nhưng từ cửa khẩu hất về phía địa phận Lào lại là một câu chuyện khác, KHÁC HẲN. Đoạn đường đó khiến mình nhớ tha thiết Điện Biên đoạn từ Mường Nhé về thành phố trong sáng sớm năm nào (thực ra là năm ngoái), hôm mà mình đã cầu thần linh mười phương tám hướng phù hộ để về được tới thành phố an toàn, trên chiếc xe chở lợn và bác tài mê EDM và nude PG, lái xe 1 tay còn 1 tay giơ nắm đấm lên không trung hận đời vô đối. Đường đi Attapeu cũng từa tựa vậy, có chăng là ép phê hơn một chút nên bác tài chỉ nghe Phương Thanh, Khánh phương, hoặc cùng lắm là Sơn Tùng MTP nên mức độ quẩy ít hơn nhiều phần.
Cửa khẩu Lào

Lào rồi lào rồi.


Attapeu đón chúng tôi bằng những điều bất ngờ há hốc. Khi còn đang “lâng lâng” tận hưởng cảm giác mạnh trên những cung đèo quắn quéo tay lái lụa, xe chúng tôi suýt va chạm nhẹ với xe “thổ dân”. Chiếc xe kia vượt lên trước nhưng vẫn đợi xe này lừ lừ tiến lên để chửi bới vài câu bằng tiếng địa phương, tất nhiên là không ai hiểu, nhưng khi tôi quay sang nhìn, thì lập tức có ý định xui bác tài bỏ chạy. Bên này có 1 ông tịnh (dù tên là Rồng, mình rất quý ông ấy J), nhưng hiền khô, ngồi quẩy nhạc EDM cả ngày, 1 bác tài ốm nhom nghe Lệ Quyên, và 1 đại tiểu thư đang nghe rốc và ráp. Và cả 3 mình đều mặc áo quần đầy đủ, mình còn 2 áo hẳn hoi. Lé mắt sang xe địch thấy 6 ông đen sì, và toàn bộ đều không mặc áo. Giật mình thò tay kiểm tra chốt xe, nín thở nghe chửi để còn đi cho chóng. Tự nhiên nhớ đến những bang cướp rừng thường hay xuất hiện trong những bộ phim chưởng Ấn Độ. Mà còn một nhịp sáu ông thì không thể không hoảng.


Chúng tôi đi lướt qua sân bay Attapeu, International Airport được HAGL xây cho tỉnh này, chưa bao giờ đón chuyến bay nào dù sân bay rất mới và tiện lợi. HAGL đóng đô trọn một vùng, bạt ngàn những rừng cao su và mía đường thẳng đứng, ngay ngắn và tươi tắn. Trụ sở HA Attapeu to và đẹp, khách sạn cũng hoành tráng như tòa lâu đài. Khi chúng tôi đến trời đã nhá nhem, khách sạn đã lên đèn lung linh và các “đại gia” đã sang đến nơi chuẩn bị cho bữa tiệc thịnh soạn. Ngó qua thấy các bác đang đánh tennis nên cũng ngại không dám hỏi thăm. Kể ra đặt cơ sở 2 ở đây thì các bà có biết cũng không thể nào mà sang được, nhất là lại bị say xe thì có sang cũng chỉ vất vơ như ngọn nến trước gió.
Bác tài đi khá nhanh nên mình không kịp chụp lại bức ảnh nào trên đoạn này, nhưng những hình ảnh về một vùng đất hoang sơ toàn người Việt ngay trên vùng Nam Lào thì còn lưu lại khá rõ. Những bảng hiệu ghi bằng 3-4 thứ tiếng, những gia đình rời vùng quê nghèo khó Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị không nhà không đất sang đây cất đất xây nhà, rồi thế hệ con cái của họ sẽ nhanh chóng biết nói vài thứ tiếng. Mình mơ màng nghĩ thấy những cơ hội tốt hơn cho cuộc sống của mỗi người, hay nói cách khác là những sự lựa chọn. Hẳn rồi, ai cũng có những lựa chọn, và ai có nhiều lựa chọn hơn thì đó có thể là người hạnh phúc. Chẳng thiết phải vật lộn với cơm áo gạo tiền ở nơi phồn hoa đô thị Sài Gòn, HN để rồi sa chân vào những cạm bẫy đời người, cô đơn và cay đắng.
Đủ các thứ tiếng.
Một chuyện buồn và cười khác là về người phụ nữ Việt tôi gặp ở đường vào thị xã. Lúc gặp chúng tôi chị đã khá say, chân đi chồng chéo bước trước bước sau, sau khi đưa gạo cho anh Nội, tài xế, chị lại cưỡi lên con xe vụt đi loạng quạng. Đó không hẳn là một hình ảnh lạ, nhưng vẫn khiến tôi có một chút hụt hẫng, một chút thương xót, cũng không hiểu vì nhẽ gì.
Đường từ thị xã vào thủy điện Nậm Kong ngập những ổ gà, ổ voi, ổ lợn. Thích nhất là khi mình vào tới nơi được các anh khen “cũng ngon đó chớ!”, cái kiểu rất miền trung Tây Nguyên dung dị chất phác. Xin lưu ý là các anh đang khen sức chịu đựng của mình khi mò được vào tới đó. =)) Còn mình thì chỉ muốn cảm ơn bố mẹ vì đã cho mình một cơ thể thích ứng với mọi điều kiện, mà mình hay TỰ NHẬN là cơ thể của một nhà báo hiện trường, cộng với những tháng ngày lăn lê bò toài ở mọi chốn từ rừng đến rú, để mình có thể sẵn sàng get jobs và lên đường bất cứ lúc nào, với một tinh thần lạc quan và be stubborn nhất có thể.
Và đến đây, thì câu chuyện mới chính thức bắt đầu.

Những điều trông thấy.
Khu đất giữa rừng heo hút có khoảng hơn 100 người, đủ cả Lào-Thái-Trung-Mỹ và Việt Nam, nằm cô lập và khá tách biệt với thế giới. Bình thường thì Wifi rất nhanh và TV rất nét. Đợt mình sang may mắn thay cáp đứt lên đứt xuống, nên mình cảm nhận sâu sắc sự tách biệt và đặc biệt yêu thích nó, khi mà con người có đầy đủ điều kiện để không phải cắm mặt vào màn hình rộng vài inches và thực sự giao tiếp và chia sẻ với nhau. Các anh chị ở đó rất nice và hài hước, lại phải nhấn mạnh là cái chất miền trung Tây Nguyên không lẫn đi đâu được. Đến bây giờ nhắm mắt lại, những âm thanh của giọng nói lơ lớ, pha trộn bắc trung nam của các anh chị vẫn còn khá rõ, nhưng rồi mình sẽ quên, đáng buồn là như vậy. Và mối duyên này thì không biết khi nào mới có cơ hội nối lại, điều đó khiến mình khá buồn lúc chia tay mọi người để về. Thế đấy, mình biết mình đa cảm, nhưng những cuộc gặp gỡ và chia ly vẫn cứ ám ảnh mình mãi không rời, dù biết cuộc đời là như thế. Chỉ muốn đừng ai quên ai, đừng ai phải xa cách ai, đừng ai coi như chưa từng có nhau trong đời.
Bò húc Thái. Ngon khủng khiếp. Mình lại thích uống bò húc nữa chứ, thế là ngày nào mình cũng cho đi 5000kip vì bò húc và sữa Thái.
Phòng mình ở, cùng với các chị. Phòng nữ duy nhất trong cả khu nhà. TV nét căng vì dùng đầu K+. Sorry bác Dũng vì 2 cái cọc mắc màn hơi vô duyên =.=
Công việc bắt đầu khá nhanh và nhiều, khiến cho những ngày sau đó mình khá bận. Có lẽ những ngày đó là khoảng thời gian mình sống theo múi giờ VN một cách chặt chẽ nhất. Sáng 7h dậy, trưa 12h ăn cơm, chiều 2h làm việc, tối lại 10h đi ngủ, đều như vắt chanh. Ngoài việc không có nước nóng để tắm nên mình đã chiến đấu với nước giếng lạnh ngắt suốt 5 ngày, thì mọi thứ khá tốt đẹp, không phải lo nấu cơm rửa bát là mừng lắm rồi, haha. Nghe hơi tủn mủn nhưng mình thấy mấy việc đó time-consuming kinh khủng, và chắc chắn mình không phải đứa hở ra là chăm lo việc nhà dù mình có thể làm được và làm tốt hẳn hoi =.=
Toàn cảnh BQL thủy điện Nậm Kong nhìn từ nhà ăn. Phía trước là phòng làm việc còn bên tay trái là khu nhà cho staff. Còn nhiều anh nữa ở ngoài khu công trình luôn.



Ngày thứ hai các anh đưa đi xem đập thủy điện. Dù đã cố gắng tưởng tượng nhưng vẫn lờ mờ không hiểu nước chảy từ đâu đến đâu và dẫn vào tua bin như nào, van đóng mở ra sao. Giờ về mới tra lại sơ đồ để reflect lại những gì đã xem, thật buồn cho học sinh dốt Lý :3 Mặc dù vậy, mình vẫn có niềm tin mãnh liệt vào kiến thức đến từ thực tiễn, cứ để nó nằm sâu trong một vùng chất trắng nào đó biết đâu sau này sẽ có ngày nó chuyển hóa thành một chất có màu đậm hơn =.=
Đến một lúc nào đó, việc đi đi về về trong ngày lại là khoảng thời gian được mong đợi nhất của các auditors, vì ít nhất lúc đó được ngủ L cũng như mình đã mong đợi biết nhường nào khúc nhạc xuân trên đường đi Bò sữa tây nguyên mỗi sáng.
Lòng hồ chưa dẫn nước.



Tuyết rơi mùa hè.

Nước sẽ chảy từ gì đó qua gì đó và đi qua chỗ này dẫn ngược lên tua bin, chời ơi không hiểu :((


chỗ này đóng phim giả tưởng được nè.


dáng đi ông cụ của anh Long :))

mình còn biết kia là cục tua bin luôn. có 2 kiểu một là đăt ngang hai là đặt dọc, ở đây tua bin nằm dọc đó hihi.

Anh Long đang tìm hiểu mấy cái tài sản cố định, nghe nó mệt ý. mà máy móc này biết cách dùng là được 50 năm đó.



Chúng tôi đi đến một bản nhỏ nằm sâu trong rừng, xơ xác như chẳng hề có sự sống. Luẩn quẩn chỉ có phụ nữ và trẻ con. Các anh hay đùa về “đặc sản Lào” mà mãi chưa kịp để ý. Lúc đến đây mới thấy không có chị nào mặc áo ngoài, tức là mặc mỗi xu chiêng đi lòng vòng như chưa hề có cuộc outside. Như mọi bản làng nghèo khó khác, họ không có việc làm. Và toàn bộ phần phía sau có thể dễ hình dung được. Một ngày ở nhà của mình đã stuck biết bao nhiêu, còn với họ, là cả một đời. Vì thế, hầu như mình không biết phản ứng sao khi người ta thường nhận định về những người nghèo hơn là họ quá lười. Nghèo và lười là vicous circle luẩn quẩn nhất mà mình từng biết. Nhưng mà không lười thì biết làm gì? Đất trồng thì phải đợi cây nó lớn, nuôi con gì thì cũng phải đợi mùa chúng nó mới giao kết với nhau sinh ra lứa mới. Thế thì khoảng thời gian nhàn rỗi chờ đợi chả nhẽ lại đọc sách L





Ở Lào, mình quen một bác người Mỹ, hay mua sữa cho mình vì mình chịu nói chuyện với bác ấy. Bác này khá rude với người làm công, nhưng vì mình là một thiên thần rơi theo chiều thẳng đứng xuống trái đất, nên mình thấy ai cũng có mặt tốt mặt nhạy cảm. Một người đàn ông 60 tuổi, luôn mong nhớ hai đứa con gái của mình đã quá lâu không được gặp, lại stuck giữa một đám người xa lạ không có khả năng nói tiếng Anh, cau có thì cũng là lẽ thường. Nhưng khi chia tay để về VN, mình vẫn nói với ông ý rằng: hãy keep calm và be nice nhé, vì mọi người ở đây đều rất tốt. Và mày có thể hòa đồng được chỉ khi mày muốn hòa đồng với mọi người thôi. Quả là một ông già khó chịu, nhưng mình tin ổng sẽ ổn thôi, vì ổng đã đi 47 nước rồi, những người đi nhiều không bao giờ nhàm chán cả J
sữa Thái ngon ơi là ngon, có mùi thơm hoa nhài. Mình đóng ngay mấy lốc đem về và uống hết veo :'(

Chị Thư và con Ruby.

Nướng cái gì ăn không biết!

giờ cơm rồi các ông ơi :))

Richard viết thư lên giấy ăn nhờ mình chuyển cho chị Thư để xin lỗi. Cố tình ngược đừng đọc.

Buổi trưa hôm ấy suýt nữa thì mình đã cảm thấy rất buồn, vì phải chia tay Bò húc Thái, sữa Thái, đồ ăn toàn nhập từ Thái thôi ngon lắm :)) Vậy là mình rời công trường hơn trăm người đàn ông xa nhà xa vợ, 6 chị nữ bao gồm cả 3 cô nuôi, chị Nga thì vừa cưới chồng là một anh ở phòng tầng trên, 2 người cưới cả tháng rồi vẫn chưa được bố trí phòng riêng mà mình cũng không thấy chị đột nhiên biến mất bao giờ J Chị Hạnh thì yêu anh ngồi cạnh, và anh ngồi cạnh thì không đẹp bằng chị Hạnh nhưng có sense of humor và rất quan tâm chị. Mỗi bận mà anh vào phòng là các chị tản đi hết, mình thì mệt quá nên mình đi ngủ mặc cho anh chị làm gì nhau thì làm chứ mình nhất quyết không ra ngoài. Còn chị Thư thì đã có một con, nhưng chị lại đã chia tay chồng. Cứ 2 tháng thì anh em BQL được về 1 lần khoảng 6-7 ngày. Vắt tay lên trán nhìn lại đời mình, lòng thầm biết ơn Đảng và chính phủ hihi haha, để mình được đọc, được học, đi những nơi mình muốn, làm những thứ mình thích. Ấy vậy mà còn lười thì bảo làm sao dân Lào vẫn chỉ có mỗi xu chiêng đi ra đường. 
Bank of Lào.

Tiếp tục là bank.

Beer Lào, rượu Lào, bò húc Thái :))

Thanh niên toàn ngồi chơi cơ chứ lại.


tranh thủ nốt cửa khẩu Lào tấm cuối còn về.


Vượt qua những vạt rừng cao su, mình đã về đến Việt Nam trong nắng chiều se sắt, văng vẳng bài hát của Alexandra Rybak.
“Tôi hỏi cây tần bì
Người tôi yêu nơi đâu
Cây tần bì không nói
Cây chỉ khẽ lắc đầu…”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô