Chuyển đến nội dung chính

Perfect Blue JP - Part 1 "Decode"

It had a downpour on the last day in Japan. Enough sadness but no teardrop. I took a long sleep then several naps when arrived home. After 12 hours of coming back, I felt Japan vividly showed up in each thought, reminding me of Paprika the film and each of its motion. In the downpour of Saigon, I feel sad that much, as I had slept a very long night and could not be awaken. Why Japan is not so sad as I expected? Why the rain of Saigon depresses me that much. Idk. I just know that Japan now is not an urge. At least, not anymore, right now.





Nhật Bản không buồn, lại càng không bất ngờ như nó vốn thế. Mình biết là những hành trình được sắp xếp kĩ lưỡng sẽ luôn là thế, nhưng vẫn tiếc thật nhiều. "Ở Nhật mà không buồn thì đúng là phí" - Thùy said; hoặc "ở Nhật mà không điên một cách tự nhiên thì mất vài phần thú vị" - Thùy thought. Nhưng Nhật Bản đẹp. Đẹp đến mức chỗ nào có người là chỗ ấy xấu :)) Giờ thì mình biết tại sao người Nhật phải bài bản như thế, trau chuốt tâm hồn cho rạng rỡ hẳn lên, tại vì không thế là thiên nhiên nó cười cho. "Eo ơi kao đẹp thế này mà để lũ người xấu xí đáng thương kia ngây ngô ngắm nhìn" - said Japan mother nature =))
Cơn mưa chia tay ở Tokyo. Một cơn mưa đi qua, để lại, ngoài cái buồn dưới lớp ô trong suốt, còn là cái rét teo tái nặng trĩu mắt mi...
1 tuần trọn vẹn ở đất nước no face no name không ngắn cũng không dài. Ngắn so với 9 năm đằng đẵng của anh tiến sĩ học viện quân sự gì đó, nhưng cũng là dài cho một chuyến đi chơi đến nơi chó mèo được tắm khoáng mỗi tuần.
Mình không những sẽ quên, mà còn quên rất nhanh và rất triệt để. 1 tuần ấy có những gì. Ai mà biết được. Có một chập tối rét run tưởng chết lần mò tìm đường về giữa những đường dốc giống hệt nhau ở gần Kiyomizu. Có một tối mặc cái váy ngủ mỏng tang khoanh chân dò đài Nhật nghe nhạc rock, trong cái phòng đơn bé tí kiểu Nhật, với những thứ đồ dùng 30 năm vẫn chạy tốt. Có một đêm gập mình trong bồn tắm kiểu Nhật, cái kiểu phòng tuần nào mình cũng ở khi sang Cam, nghĩ ngợi lung tung beng về việc làm thế nào cho nước bồn tắm nóng hơn. Vậy đấy, tầm thường thế. Suy nghĩ vụn thì sang đến Nhật vẫn vụn, biết sao cho lớn lao.
Tại sao Nhật lại nhiều quạ? Ở Việt Nam ô nhiễm đến người còn khó sống nói chi chim. Nhưng lại là chim quạ. Người Nhật có ghét quạ không? Có quy cho nó tội mang điềm xấu không. Chắc là không rồi, vì đi dọc từ Bắc xuống Nam chỉ thấy toàn quạ thôi.
2 đêm ở Tokyo có lẽ là 2 đêm thú vị nhất, vì ở một mình. Vì gặp những người khiến lòng phải xôn xao nghĩ ngợi xem cách nghĩ trước đó khả thi hay không. Cái buồn của đêm Tokyo qua lớp kính dày cộp, vừa cô đơn, vừa lãng mạn, nhưng không dễ chịu tí nào. Lại thêm cái radio ở tủ đầu giường cứ chảy ra những bài nhạc chẳng buồn chẳng vui, tựa hồ như ta không cô đơn, vì mình và âm nhạc là hai chứ đâu phải một.
Thì ra có những người sinh ra với "nghề" ngoại giao chảy sẵn trong máu, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đến giờ nào thì phải cười cười chào chào, đến phút nào thì hồ hởi bắt tay, đến tích tắc nào thì nói ra những lời trịnh trọng. Nếu trong lòng rõ ràng ôm nhiều phần nóng nảy, nhưng bên ngoài thì vẫn cố dịu dàng chỉn chu, thì người đối diện có nhẹ nhõm hơn? Có đôi lần tự hỏi: liệu lối cư xử khéo léo của con người có bao giờ cần thêm vào chút giả lả, thực sự thì có bao nhiêu phần chân thành. Dù chân thành là gốc gác của mọi mối quan hệ đáng quan hệ, nhưng chân thành với tất thảy people around là điều không thể. Có cần bước chân vào nghề ấy để trả lời không?
Có nhiều lúc ăn sáng xong xuôi, chẳng biết mấy em trong đoàn làm gì mà chúng nó biến mất ngay, hết đi sắp đồ lại đi chụp ảnh. Mình hay ở lại uống cho hết cốc trà, ngắm nghía lá vàng lá đỏ từ tốn rơi. Mình thương người Nhật. Năm thì mười họa lãng mạn đã đành, có phải ngày nào cũng đa cảm được đâu, lắm lúc muốn than một câu mà cái khung cảnh ngoài kia nôn nao thế lại cất lời thở than vào trong đáy bụng. Những cái xứ đẹp quá, tình quá, nhiều xúc cảm quá, thì con người hay suy tư quá đáng. Mình từng thế mình biết.
Nhật Bản là một đất nước duy mỹ. Duy mỹ đến cực đoan. coi trọng nội dung sâu sắc đã đành, người Nhật ngàn lần đội hình thức lên đầu mà thờ. Mọi thứ phải đẹp. Đẹp theo chuẩn đã định. Chuẩn đã định thì có hẳn một hệ thống những cái đẹp được đúc kết 80 đời, đến nay đã chi phối hoàn toàn cách nghĩ và cách hành xử của người Nhật. Vừa mò ra bài này (http://tourdulichnhatban.info/nhung-khai-niem-ve-cai-dep-cua-nguoi-nhat-pn.html). Mà đã đẹp lại càng phải đẹp hơn. Đã sâu càng phải tinh tế hơn. Thế nên mới có chuyện anh Khôi phát cuồng lên vì mấy cái "vườn thiền", có đá và bonsai, còn bọn trẻ trẻ thì thở dài ngao ngán vì không thể hiểu nổi những phiến đá lổn nhổn ấy là có nghĩa gì. Tỉ dụ như lá vàng lá đỏ thì còn hiểu được. Người Nhật tạo ra cái đẹp mà không bao bọc bởi 10 lớp triết lý thì họ chết mất. Nên đừng khen đá đẹp, hãy khen người sắp đá muôn phần công phu, tạo ra một thứ mà bóc 10 lớp ra vẫn chưa hiểu đẹp chỗ nào.
Chưa đi Mỹ nên không biết cái order ab chaos của Mỹ thế nào. Nhưng Nhật đúng là một nơi lập ra trật tự trong muôn vàn hỗn loạn. Họ coi trọng cá nhân, bọn nào điên thì điên hết mức, toàn những thể loại kì dị nhất quả đất, khó hiểu nhất quả đất được sản sinh ở đó. Tụi nó chỉn chu đến cực đoan, build sẵn một hệ thống quy tắc ứng xử cho cả người lẫn thú, khiến người ở văn hóa khác bước vào, muốn phàn nàn một câu cũng không được. Thế nên lúc nó phá thì phá nát bét luôn. Âu cũng là một đất nước tự do, coi trọng cá thể, giải thích bằng vài dòng võ đoán nghe có phần thiếu thuyết phục.
Chiều ngày đầu tiên ở Osaka, mình và thầy Khôi đi xem sách. Sau khi lạc đường theo lối đã định thì đến được tiệm sách khá to. Thầy cũng tinh tế nhận ra là mình ko đọc được tiếng Nhật, nên dẫn mình đi xem sách tranh, tức là tranh in thành sách. Thế nào mà lại dẫn ngay vào dãy "shunga" (xuân họa), và giải thích rất tận tình. Nhìn mặt mình có vẻ hiểu bất chấp ngượng ngùng hay sao mà thầy giải thích không chút đắn đo, trong khi tranh ảnh thì rõ là 25+. Vậy là JAV thời xưa của Nhật là chảy vào não mình tự nhiên như thế, ko chút ái ngại dù được giải thích bởi một thầy giáo. Chắc vì trước đó mình có nhắc 1 chút tới Haruki và Kawabata, chứ mặt mình không kích động đến độ đó đâu mà. Đành thở ra một câu "táo bạo quá thầy ạ", rồi lặn ngay sang loạt tranh khác. Chắc máu trong người cũng dồn lên mặt đôi phần.
Nhắc đến Kawabata, cảm ơn anh đã nhắc đến ông vài ngày trước chuyến đi, để em kịp đọc "Đẹp và buồn" trước khi đến Nhật. Thầy Khôi ngồi trầm ngâm trên cái ghế mà người ta dùng để đứng lên lấy sách, bảo mình rằng đọc Kawabata, cảm thấy đôi khi "nó" trì mình xuống. Mình chưa nhớ "nó" ở đây là điều gì, vì trước đó có bàn đến Haruki Murakami, thầy Khôi cho rằng văn chương của ông trôi tuột, còn mình bảo ông ý cố tình cho nó trôi tuột thế, nên Trần Anh Hùng mới làm phim lửng lơ như vậy. Còn Kawabata thì đọc xong hơi có chút giằng xé, thôi thúc mình sống trong nhân vật và cái số phận kịch tính của họ. Mình cười, bảo em không thấy bị trì xuống, em đồng cảm. Kawabata nhân văn quá, có ai xỏ chân vào tất cả các cỡ giầy của tất cả các giới tính để mà hiểu được cơ chứ. Rồi thầy Khôi nhắc đến "Người đẹp ngủ mê", nói về cái bất lực của những ông già, rồi đổi sang một cuốn sách về vườn thiền, về Zen. Chỉ còn mình mải mê với những suy nghĩ, không phải nghĩ về cái Kawabata đã viết, mà là cách ông viết, cách ông bình tĩnh đem đau thương cất vào trống rỗng. Thì là trống rỗng vậy thôi chứ chẳng cố tình, như thế nào thì biết là như thế =))
Không có gì phải thần tượng hóa nhau =))
1 tuần ở Nhật của mình giống như một quãng thời gian giải thoát, thấm đẫm sự bình thản. Không ồ, không à, không á, không ố. Cảm thấy nước Nhật thân quen hơn mình tưởng, dù đời này kiếp này mình chẳng bao giờ tìm hiểu kĩ về nơi mình sẽ đến bao giờ. Cảm thấy cái đẹp cũng xứng với mình, mình cũng xứng với nó, không có gì phải thần tượng hóa nhau.

Phần giải mã thành công, tuy vẫn còn nông cạn.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting...

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô...