Chuyển đến nội dung chính

Part 2: In the middle of Osaka.

Osaka, 13 Nov 2016.
Chuyến bay đêm chập chờn giữa những âm thanh của phim ảnh, nhạc  nhẽo lộn xộn, cả những chấp chới của đèn sáng lại tắt. Không phải lần đầu bay đêm nhưng là lần đầu bay chuyến dài 5-6 tiếng, cảm giác thực hư lẫn lộn bám riết trên đỉnh đầu.
Vô tình thế nào mà chuyến đi lẫn chuyến về đều ngồi cạnh thầy Khôi. Một người hồn nhiên lạ. Giờ ngủ thì xem phim rồi lúc máy bay sắp hạ cánh lại  lăn quay ra ngủ, thế mà cũng ngủ được. Ở chuyến về, VNA chiếu "Finding Dory", một cái phim hoạt hình dễ đoán. Thầy hỏi mình xem đoạn cuối có xúc động không, rồi thầy thảng thốt bảo các cậu bây giờ mạnh mẽ quá, chai hết cả cảm xúc. Mình chỉ cười, chắc gì, đến khi nào ngấp ngưỡng đi hết nửa cuộc đời như thầy thì em cũng phát khóc lên khi xem một cái phim hoạt hình cho xem? Tóc thầy đen, và mềm, thầy hay chạy như một cậu sinh viên, nhảy cóc trên những bậc cầu thang, tóc bay phất phơ, cặp đeo chéo ôm theo những sải chân dài. Hết phần tả thầy :)) 
Đây là thầy trên máy bay đi Iwate. Thầy đi giày đen quần tây đen nhưng lại đi tất sáng màu?? Hay là các tiến sĩ đều hay mắc lỗi như vậy với thời trang ạ?
Osaka một ngày có nắng lạnh hanh hao. Sân bay Kansai thì xấu, những cái ô cửa hải quan trông như cửa thăm nuôi. Màu hồng lợt xen vào với màu trắng toát, cả cái sân bay trông ngặt nghèo, nhưng tất nhiên, as usual, custom officers là những người lịch sự và supportive. Tôi cứ nghĩ mãi rằng trong đời một người Nhật, những người làm dịch vụ, phục vụ cộng đồng, một đời họ gật đầu bao nhiêu cái, nói bao nhiêu câu xin chào cảm ơn, cười bao nhiêu nụ cười có thể có cảm xúc hoặc không. Không biết nữa, dù sao đó cũng là những công việc bình tĩnh và nhàm chán, nhàm chán nhưng bình tĩnh. 
Trông nó giống thăm tù không?
Màu hồng anh đào này chính ra là rất nhã nhặn. Nhưng mà đặt vào tổng thể cứ nhợt nhạt thế nào. May mà các cháu xinh và tươi tắn.
Chúng tôi đến thăm Todaiji - một ngôi chùa cổ kính và to lớn. Mọi thứ ban đầu có phần lúng túng, nhưng rồi cũng nhanh chóng hòa hợp. Từ sân bay Kansai, xe đưa đoàn đi qua những vùng nước mênh mông rộng lớn của vùng biển phía Nam, nơi những con thuyền nối đuôi vào bãi quy củ không lệch 1mm. Todaiji là ngôi chùa thế nào thì phải google mới biết được :)) đại thể là một ngôi chùa to, dù mức độ to lớn hình như chưa là gì so với những ngôi chùa "to tướng" của Việt Nam và Trung Hoa. Người Nhật có hẳn một khái niệm quy những thứ đẹp là phải cổ và cũ, có một từ hẳn hoi và mình đã quên mất từ đó :( Trong 3 ngôi chùa đi thãm đợt này, Todaiji thể hiện rõ ràng tinh thần đó. Vẻ đẹp bỏ mặc thời gian in hằn  trên những giá đỡ dọc ngang trên mái, kiểu kiến trúc đặc trưng của Nhật, làm mình nhớ tới tòa tháp của Yubaba trong "Sprited Away", đoạn Haku bay từ chỗ Zeniba về bị thương và Chihiro phải leo lên từng cái giá vào cứu chàng ấy.
Đây là mái chùa. Những thanh tròn kia rất Nhật, ko biết gọi tên là gì nữa. nhưng đúng là Nhật mà.
Ở phía ngoài chính điện có một bức tượng Phật, tất nhiên là ko nhớ tên, nếu ai chạm vào bức tượng và chạm vào bộ phận tương ứng trên cơ thể mình, thì vị trí được chạm sẽ không còn đau đớn. Mình tìm mọi cách để chạm được một lần vào  trái tim trên cao kia nhưng không với tới, thế là tim còn đau nguyên đến tận giờ. Ở cạnh đó là những lá bùa ghi điều ước nguyện, được buộc xéo thành hình nhân, lại làm mình nhớ đến đoạn Haku bay về kéo theo hàng ngàn mẩu giấy hình người phất phơ trong gió. Ðúng là xem đến 13 lần một bộ phim, cái gì cũng liên tưởng được.
Sài Gòn lạnh se trước Giáng Sinh. Lại tiếp tục lục lọi trí nhớ cá vàng về nước Nhật. Cũng chẳng hào hứng như mình tưởng, chắc vì vừa về 1 tuần thì nhận vé máy bay đi Nhật tiếp, nên ko thấy nhớ quặn lên ngay.
Lá bàng cũng đỏ, lá phong cũng đỏ. Lá đỏ ở Nhật là lá cây gì, tên với tuổi loằng ngoằng ai mà nhớ được. Lá đỏ ở Todaiji tap vào tâm trí một cái "này, ở Nhật rồi đấy, đừng có đơ ra, cảm được cái gì thì nhận đi". Nai nhiều lắm, nhưng bọn nó không xinh, nhìn cứ "thương mại" thế nào. Trong Princess Mononoke, ông thần núi là một dạng thể mình người, đầu hươu nai, mặt khỉ. Hươu nai hình như có ý nghĩa bảo vệ và duy trì bình yên trong tâm thức người Nhật. Thật là nhiều hình như, quả là người viết cái gì cũng biết nhưng lại không biết cái gì :))
Anh Saito bụng ông địa. Anh Saito đáng yêu như phiên bản cute của Chaien.
 


Đây là cô hướng dẫn viên có giọng nói ngọt như mật nên cô cứ cất giọng là lũ ruồi ở dưới lăn ra ngủ như chết.
Đến trưa cả đám đi ăn mỳ ở một quán mỳ trăm tuổi. Ở đây thì có một sự nhầm tuồng nhẹ: "ăn Udon thì mới sì sụp thôi nhé, ăn thế cho tai nó cũng được ăn, sì sụp lên đi các em" - Thầy dõng dạc tuyên bố. Cả lũ cố gắng phát ra nhiều âm thanh nhất có thể, tuy vậy mình phần vì không quen, phần vì không thích, nên vẫn ăn uống rất nhẹ nhàng. Một lúc sau hỏi ra thì được biết, người Nhật  ăn mỳ gì cũng sì sụp hết, và Udon là loại ÍT sì sụp nhất. Thôi xong, thế cả lũ ăn ào ào như bố mẹ Chihiro từ nãy đến giờ là sai tuồng :))
Cái phố có hàng mỳ, và cả mấy dãy phố xung quanh, như một thị trấn bị bỏ quên. Vắng lặng, thưa thớt, với những chái nhà nhỏ nhưng cửa rất hiện đại, và sạch sẽ. Đành rằng sạch sẽ ít bụi bặm, nhưng chắc giờ rảnh hội Nhật nó cũng để lau nhà lau cửa thôi, sạch phát ghen lên được. Nhà của người Nhật thường làm trần khá thấp, trông có vẻ ấm cúng. Một cái nhà nhỏ xinh có chậu cây phía trước và ô cửa sổ nhỏ phía trên trông thật yên ổn, không biết làm sao mà cứ hơi tí đòi chết.
Một góc của thị trấn bị bỏ quên.
Ngược vào trong khu phố sầm uất của Osaka, câu chuyện đi lạc và những cuốn sách đã được kể trong phần 1. Đó là một buổi chiều thú vị, thú vị một cách cố ý =)) Hết chiều lại đến tối, đến tối thì lại đi ăn :)) Đột nhiên cảm thấy ở Nhật hình như có hai kiểu nhà hàng, kiểu 1 là nhà hàng rất to, như nhà hàng mà mình vẫn nghĩ là nhà hàng ấy. Kiểu 2 là nhà hàng chui rúc, nhỏ nhỏ xinh xinh, một cái bàn với 1 cái ghế trên gác mái hoặc dưới tầng hầm, thế là thành cái nhà hàng. Bữa ấy ăn cùng với mấy bạn sinh viên, cũng có cả người đi làm, ăn uống nói chuyện rầm rộ và khá ngại ngùng. Mình vẫn không thấy món okonomiyaki với takoyaki đặc sản Osaka ngon cho lắm, tuy nhiên nhìn bếp Nhật thì rất sạch, lại được tự tay nướng nên vẫn ăn lấy ăn để như thường :))
Kia là cái bàn nướng bánh xèo. Còn 4 đứa xinh xắn này đang đói nhưng phải đợi các bạn Nhật đến mới được ăn/
Lúc đi bộ ra xe bus, đi qua Namba Osaka ban đêm, mới 9h mà cửa hàng đóng sạch, không cần bán :)) Trên những màn hình lớn chiếu game và các chương trình truyền hình, ồn ào và nhiều màu sắc. Vừa dễ thương vừa nhạt nhẽo. À cái này rất quen, quen như trong những giấc mơ của Paprika.
Ngày đầu tiên kết thúc ở một cái hostel trông rất giống bối cảnh phim kinh dị. Thỉnh thoảng mình thấy bọn Nhật chìm ngập mâu thuẫn. Dù rất duy mỹ nhưng bọn nó làm cái nhà xấu không tưởng, như một cục bê tông tiện nghi. Phải rồi, hẳn là tiện nghi. Nhật cũng là một bọn thực dụng đến phát bực mình mà. Hostel nằm ở tầng 10, giống hệt cái hostel ở Braga, Bandung mình từng ở. Đến 12h cả lũ đói xây xẩm, thang máy nó tắt, anh em quyết tâm đi bộ, 10 tầng cũng không là cái đinh. Mò được ra đến thang bộ, nó KHÓA. Bằng sự chuyên nghiệp của một đứa hay lo xa, mình tìm ngay xem có đường nào thoát hiểm hay không, ôi cửa thoát hiểm nó dẫn mẹ ra không trung để đập cánh là thế nào. Nói dại, nó khóa trái chúng em trong ấy cơ chứ. Năm sau phải phản ánh lên để thế hệ sau đỡ hốt hoảng.
Vậy là ngày đầu tiên vừa phải, yên ổn, không nhanh  không chậm, không vui không buồn qua nhanh trong làn khói ấm của nhà tắm chung. Osaka thật hơp với chữ middle, nói vậy là hiểu. Một vùng đất dễ chịu của miền nam Nhật Bản, qua nhanh như một cơn gió, hết một ngày, vui một ngày.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô