Chuyển đến nội dung chính

người Nhật mặc gì, hở chỗ nào?

Chuyến FR convention tháng 3 theo ngôn ngữ teen gọi là vui sml =)) GU Việt Nam có bao nhiêu thành phần dẫm phải đinh thì dồn hết vào chuyến này. Đúng là đi với ai quan trọng hơn đi nơi nào. Dù chỉ quanh quẩn Tokyo và vài vùng lân cận, xacura chưa nở và cái lạnh tím tái vẫn ôm trọn lấy mùa xuân, nhưng mình không cảm thấy cô đơn nhiều như chuyến trước. Có lẽ vì chuyến này đi bằng tiền của Yanai san, không phải vì một mối quan hệ nào đấy hay những thứ tương tự như vậy, nên tâm lý thoải mái hơn và tiêu tiền cũng nhiệt tình hơn =)) when in doubt let's go shopping mà.
Anh Tuấn là nhân tố phát ngôn câu nào là câu ấy vai rồ khắp giang hồ. Anh tuy phúc hậu nhưng rất thâm thắc và sâu súy.
Nước Nhật vẫn đón mình bằng cơn ngái ngủ của chuyến bay đêm. Lần này cảm thấy chuyến bay nhanh hơn vì ngủ rất nhiều, cộng thêm tín lợn mua vui và cho mình dựa chung gối, ngả ngớn hết sức. Cảm ơn Tín lợn, điểm sáng  của GU, nói ngoa làm chó =))
Chuyến đi này tiêu tốn gấp 4 lần chuyến trước, vì tha về một đống quần áo và thuốc men (đúng kiểu đi như sẽ rất lâu mới đi tiếp). May có cái valise to tổ bố của Ngọc sàn cứu giá chuyến về, vậy mà cũng không hết 40kg.
Trên đường đi vào Senso-ji
Sau khi ăn xong món tonkatsu giá 2000Yen. Anh chó vỹ cũng là tác giả của một số tấm ảnh trong bài viết, xin nhiệt liệt cảm ơn anh.
Mình đi trong tâm trạng "đâm chọt mỗi chỗ một tí", nên tranh thủ quan sát nghe ngóng mỗi nơi một tẹo. Tòa nhà Midtown lạnh lẽo và rắc rối mệt, duy chỉ có hệ thống cửa tự kéo là khá cool, chắc là IOT rồi nhưng cũng không chắc nữa =)) dù sao cũng đỡ hơn quả clip robot đen sì đen sịt, cả nghìn người complet đen đi rầm rập như kiến ở ariake. FR đang phát triển office theo hướng Âu Mỹ hơn, không gian mở hơn, nhiều freedom hơn và innovative hơn. Tuy vậy, trang phục khi đi làm của người Nhật vẫn là câu chuyện không bao giờ thay đổi. Sẽ là basic items, clean look, là suit là midi, là beige là white là black rất lâu lâu nữa. Mình thích cách người Nhật rõ ràng trong mọi chuyện, kể cả cách ăn mặc. Lux theory khác UQ khác GU đến mức nhìn 1 cái là nhận ra luôn, tưởng dễ mà không dễ. Người Nhật đã bỏ bao nhiêu thời gian công sức để gò người ta vào những nề nếp như vậy, để chắc chắn không mẹ nào mặc áo hoa đi làm hay đi sandal gặp đối tác.
Chiếc áo của người nữ. Người nữ để hở chỗ nào? Chỗ nào hở tức là chỗ đó đẹp và thu hút đúng không? Ngoài crook teeth là đẹp, dù theo mình thì nó đẹp có mức độ, quá một cái là rất kinh, thì người Nhật để hở gáy. Chi tiết hở gáy đã bàn đến khi mặc Kimono, thứ trang phục cầu kỳ quá đáng nhưng tinh tế quá đà chỉ giúp người nữ hở mỗi phần từ gáy xuống đến chóp lưng. Với tinh thần đó, sơ mi nữ của Nhật cũng thiết kế thụng ở dưới, phần cổ áo trễ ngược phía sau, để lộ gáy nõn và xương đòn phía trước. Nhìn riết mình nghiện luôn. đúng là rất đẹp, nhưng ko dễ mặc chút nào. cần thêm thời gian luyện tập.
Trang phục người nam, dù ống  quần rất dài nhưng là để xắn lên. Ống quần ko dài để che mà là để hở, ngược vậy. Nếu nam giới Nhật chủ ý che thì họ sẽ mặc quần âu vừa vặn, nếu không sẽ cố tình hở mắt cá chân. Nhìn riết thấy cũng quyến rũ thật. Ai da cái bọn này.
Chuyến này đi mình thấy chán chán, chỉ mong về. Dù nước Nhật đẹp, đồ ăn ngon, team thì vui đáo vui để, nhưng mình vẫn thấy chán vô cùng. Người Nhật tính tương tác không cao, lại hay làm quá, thỉnh thoảng gặp người tốt thì lại tốt đến phát ngại. Nói chung cả đất nước nó cứ kì cục thế nào. Mình chưa bao giờ thích Nhật theo đúng nghĩa là thích nó, dù rất thích văn học Nhật, thích nhất trong tất cả các dòng văn học luôn, nhưng nó bế tắc kinh khủng. Tự nhiên trong chuyến đi ấy, mình cảm giác duyên phận với nước Nhật không dài, điều đó cũng làm mình buồn thêm 1 chút. "Dù không yêu nhưng chúng ta có thể làm bạn", nước Nhật lạnh lùng đáp lại "cô điên rồi, không yêu thì chỉ có làm người dưng".

Đợt rồi mình đi vòng vòng Tokyo. Tới Asakusa thăm chùa Senso-ji, lướt sang bảo tàng Edo-Tokyo có cây cầu Nihonbashi tỉ lệ 1:1. Đó là bảo tàng tử tế nhất mà mình từng được thăm. Chết cái tội là cũng chưa đi nhiều bảo tàng cho lắm. nghe tên là mường tượng ra bảo tàng đó tái hiện khung cảnh nước Nhật từ thời Edo đến Tokyo sau này, với đầy đủ sự biến chuyển một cách sinh động nhất. Có lẽ nếu có cơ hội, mình sẽ đi lại bảo tàng đó và có riêng 1 bài cho em í, nếu đi cùng người có thể giải thích em í sinh động hơn.
Kawagoe là ngôi làng nhỏ cách Tokyo tầm nửa tiếng đi tàu. Cũng có đền và chùa thôi. Nhưng hôm đó là một ngày nắng đẹp. Với 500 Yên có thể mua vé bus đi vòng quanh thị trấn, rẻ bèo. Cả lũ kéo nhau đi rong đi ruổi, nói những câu chuyện ko đầu ko cuối của tuổi trẻ, chụp những pô ảnh ảo diệu nhất đời, xin quẻ thẻ, rút lá xăm. Vậy là xin được tiểu Cát, năm nay mà không có người yêu thì chắc cũng nối lại vài mối tình vụng dại.


Bạn bè sang Nhật học và làm nhiều, mình cũng nghĩ hay là nối một mối duyên dài hơn với Nhật, nhưng mọi thứ cứ ngấn ngứ thế nào. Không đủ vui, cũng chẳng đủ buồn. Cứ chấp chới như một Hà Nội thứ hai, duy có điều sạch hơn HN vạn lần. Thôi thì nghĩ ngợi thêm một chút, đợi hết tháng 4, chuyện gì đến sẽ đến. Chỉ cần muốn là được, dục tốc bất đạt. Làm con gái, trước tiên phải xinh. Coi trọng chuyện gia đình và giáo dục con cái. Thằng nào nhảy tàu thì kì quá, tốt nhất là hít thở sâu vì đồ thi dọc ngang sẽ gặp nhau ở một điểm. Nếu cố gắng đi theo hình xoắn ốc được thì tốt, không thì cứ hít thở và xinh đẹp đã. Lấy chồng rồi tính sau =))


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô