Chuyển đến nội dung chính

Cha cõng con!

Tên tiếng anh của phim là "Father and son", hướng về chủ thể. Còn tên tiếng Việt là "Cha cõng con", gợi hình ảnh và hướng vào hành động. Đọc một comment lên tiếng chê tên phim (trong bài "Đạo diễn thì hư, phim thì hỏng" của tác giả họ Nguyễn gì đó nói thật là éo nhớ tên làm gì thể loại ấy), đại để là phim hỏng từ tên, vì cha nào mà chả cõng con, đặt cái tên không có khơi gợi tò mò gì cả. Ôi mẹ, ngán ngẩm hết sức. Bố mình cũng hay cõng mình hồi còn bé, nhưng không nhiều, mình vẫn thèm được bố cõng, đến khi lớn tướng bằng này tuổi vẫn chỉ mong có một bộ ảnh cha cõng con. Ai đã từng được bố cõng, hoặc thèm được bố cõng, mới hiểu hình ảnh đó gợi cảm đến mức nào.
Phim nhiều sạn, nhiều chi tiết hơi cliche, hoặc làm không tới, khiến nhiều người có cảm giác phim thừa chi tiết, dài lê thê và...kịch. Phần nào những điều đó đúng. Bỏ qua các khía cạnh "chuyên môn" =)) vãi cả chuyên môn, thì "Cha cõng con" là một phim xem được. Ít ra xem xong còn muốn ngồi nhặt sạn chứ sợ nhất là thể loại xem xong trôi tuột như chưa từng có cuộc xem phim.

"1 con cá bán được 5000, vậy 800 triệu là bao nhiêu con cá?"
Cũng là kiếp người, có người phải quấn tiền thành cuộn, buộc chun lại thành từng món 500 nghìn. Và cả đời không bao giờ bắt được 160.000 con cá để chữa bệnh cho con.
Nhưng cũng có người, chải tóc, ôm chồng, ngủ, sáng mở mắt ra thấy 800 chiệu vương vãi khắp nhà.
Fine. Both will be fine. Nếu không có bệnh tật đẩy con người ta vào cảnh có tiền hoặc chết, thì tất cả đều ổn cả thôi.
Mình bất lực với 800 triệu ở thời điểm này. Nhà mình chắc chắn không có. và mình cũng chưa biết bao giờ kiếm được, bao giờ có một số tiền bảo chứng sự sống để sẵn trong nhà làm chỗ dựa tinh thần cho tuổi già đau khổ. mình không biết, không biết, nhưng mình không cố gắng kiếm tiền, không thể biến tiền thành mục đích được. Mình lost, càng thêm lost.
Mình chưa khóc trên vai người đàn ông nào vì buồn, ngoài bố. Khi chia tay anh, mình về khóc với bố như một đứa trẻ lạc, mình biết mình chỉ có thể khóc với bố thôi, hoặc ông nội. Sự bội bạc của người đàn ông không thể đổ lên đầu những người phụ nữ thêm được. mà chung quy lại, làm đ*o gì ai phải có nghĩa vụ quan tâm ai. Tự mộng rồi vỡ mộng. Cái yếu đuối ngu ngốc đó cần thiết với mọi người đàn bà, nhưng đàn bà vẫn không tỉnh mộng được, nếu không có đàn ông đâu thề.
Bao lâu mình không còn tâm sự với gia đình nữa. Ngay lúc này đây, đang mất phương hướng đến thế nào, vô cảm ra sao, giả tạo với tất cả biến động xung quanh, làm sao nói với ai cho được. Từ bao giờ, mối quan hệ trong gia đình đã rạn nứt đến thế. Đến nỗi phải viết lên đây, hoặc đem kể với một người không còn quan tâm mình, không còn muốn chăm sóc mình, và tuyệt nhiên không muốn dính dáng tới mình trong suốt phần sau của đời họ. Nhưng thôi, có  người nghe cho là mừng rồi.
Nhân vật anh Mộc có cái giọng khàn nghe thật thích. Đâu con mẹ nào bảo tại sao phải để nhân vật chính giọng khàn khàn để làm gì thì mình trả lời hộ đạo diễn là để cho loại rảnh và ngu như mẹ có cái mà bình luận nhé. Giọng con người ta thế éo nào mà chả được, giọng khàn nó ấm như cái lò sưởi í có biết không. Có biết tại sao Hồ Ngọc Hà chỉ với cái giọng khàn mà làm bá chủ thiên hạ éo phải ngồi chửi phim như các mẹ không?

Bênh phim nhưng chỉ cho phim 8 điểm. Vì phim bế tắc như chính cuộc đời í. Mình không xem phim để nạp thêm cái tối tăm như tiền đồ chị Dậu vào người đâu. thế mà nỡ lòng nào, làm mình đau càng thêm khổ thế này. bao giờ kiếm được 800 triệu cho xong 1 kiếp người đây??




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô