Chuyển đến nội dung chính

Julley Ladakh - khi tử tế là nguồn sức mạnh!

Pangong Tso
Chúng tôi đáp xuống sân bay Leh vào một buổi sáng âm u, biết mình đã được dãy Himalaya bao bọc và chuẩn bị có những kỷ niệm đẹp nhớ đời. Ít nhất là tôi biết thế, những người khác có lẽ cũng cảm thấy như vậy, dù lâu rồi tôi không travel theo nhóm nên sự quan tâm đến cảm xúc của người khác đã giảm sút nhiều. Sau chuyến này tôi càng vững tâm hơn với lựa chọn solo travel của mình dù có vất vả cách mấy. Prakash đón chúng tôi ở sân bay với một nụ cười hồn hậu. Trước đó ngay từ lúc đứng nhập Form C trong sân bay, mấy anh cảnh thát và các officers đã nhăn nhở cười đùa, chào chúng tôi "Julley" đầy thân thiện. Ồ, thì ra Ladakh ấm áp là có thật. Tôi đọc "Bước chân theo dấu mặt trời" của chị Phương Thu Thủy những ngày đầu sang Ấn và phần nào hình dung ra sự thân thiện của Leh, nhưng khi đến tận nơi trải nghiệm, trong lòng vẫn không khỏi cảm động. Nói thêm là tôi thích tinh thần của chị Thủy trong cuốn sách, nhưng đó không hẳn là một cuốn sách hay, có đôi chút dài dòng và cách hành văn không có gì đặc biệt.
Đúng như những hình dung đầu tiên, sự ấm áp của Ladakh theo chúng tôi trên suốt dọc đường đi và đến những phút cuối cùng. Trước đó dù đã phím trước với Prakash để bác sắp xếp bác tài giống của Mánh, nhưng bác vẫn đổi tài khác, là một bác gấu béo thân thiện không kém gì bác gấu béo kia. Tôi mỉm cười tự nói với bản thân, ở cái đất chó ăn đá gà ăn sỏi này, không thân thiện, không tử tế làm sao sống cho đặng. Có lẽ những "người dưới xuôi" chúng ta đã quá may mắn rồi. Có oxy mà thở, có đường phẳng mà đi, có thực phẩm cung cấp đầy đủ tháng ngày, nên mới rỗi hơi đi nghi kị và đối xử với nhau như ông tướng bà tướng. Vậy nên tôi mới ước không khí loãng của những dẻo núi cao sẽ bay đều toàn trái đất, để mọi người dụng sức mà thở, bớt nói, bớt kêu ca, bớt cả...vô duyên nữa.
Sự tử tế giữa chúng ta, loài động vật bậc cao nhất và xinh đẹp, rực rỡ nhất.
Chẳng tìm ở đâu xa, di chuyển đâu đó 400km từ Leh sang Srinagar, chúng tôi đã gặp một cú shock to tướng. Ở Leh, dù nhiệt tình đến mấy, vất vả ra sao, không một người phục vụ nào hỏi chúng tôi tiền tip. So với kiểu bám riết đòi tiền ở Srinagar, thì việc Leh cho chúng tôi lựa chọn "tip hoặc không tip" đã là cả một đặc ân lol. Có thể vì Leh làm du lịch khéo léo quá, biết co biết kéo, biết làm người ta vui, biết đặt sự hài lòng của khách lên trên hết mà chúng tôi tự muốn tip lấy tip để, nhưng dù sao, một câu chuyện nhỏ xíu như vậy cũng làm chúng tôi khen Leh không tiếc lời về sự chuyên nghiệp trong cách làm dịch vụ. Đôi khi, chuyên nghiệp cũng là tử tế, thậm chí rất tử tế rồi, so với sự nửa vời bôi bác trong cách làm du lịch của Việt Nam, tôi thật không dám đòi hỏi gì thêm nữa.
Xe chúng tôi nổ lốp lần một vào ngày áp cuối. Bác tài béo đang lò dò sửa thì có một xe khác dừng oạch xuống giúp. Lũ chúng tôi đứng nhìn vui thích, ôi giời ơi người ở đây tốt vl =)) khổ thân con bé, ở nơi chụp giật 23 năm, sang đây thấy người giúp người mà cũng sốc :))) một lần khác, thật ra là ngày tiếp theo, khi gặp vô số sự cố trên đường đi Srinagar, chúng tôi chứng kiến người ta lôi xe tải, cứu người bị nạn, báo tin cho nhau khắp nẻo đường đi, hoặc kể cả đứng chỉ trỏ thì cũng là rất tử tế rồi. Bằng này chữ viết không lột tả được cảm nhận của tôi về những gì mắt thấy tai nghe, đôi lúc con chữ thật bất lực. Nếu Hân Nhiên không bảo viết là nguồn sức mạnh thì tôi cũng không bỏ 3 tiếng ngủ ngày của mình để lọc cọc gõ chữ nữa đâu huhu.
Ladakh được gọi là tiểu tây tạng, và có vị trí đặc biệt cả về địa lý lẫn văn hóa, lịch sử. Tôi lục lọi trong trí nhớ tất cả những gì liên quan đến Mật tông. Ahihi không nhớ, không nhớ gì cả. Bao nhiêu công sức đọc rồi lại quên, đổ sông đổ biển. Tôi chỉ thấy dòng Mật đã làm hình ảnh quá tốt, cứ nghĩ đến những vị lạt ma khoác hồng bào, cái màu đỏ mận ám ảnh ấy lướt qua bất cứ nẻo đường nào là bất giác tôi cảm thấy bình yên. Có lẽ nhờ "Himalaya", nhờ "Thiên táng", nhờ "Tây tạng huyền bí" mà lòng tôi tự nhiên chất chứa tình cảm đặc biệt với những tờ kinh phướn đủ màu, với những mảnh khata trắng, với bánh xe pháp luân và nhiều điều thuộc về thế giới ấy mà chính tôi cũng không nhớ hết nổi. Tôi thấy mình may mắn biết nhường nào khi thăm tu viện Hemis đúng dịp Naropa, một lễ hội lớn của dòng truyền thừa Drukpa, dù đến đoạn này thì đầu óc lại tối tăm lẫn lộn. Nhưng thôi, duy tâm nửa vời rồi từ từ tính, chứ chẳng nhẽ định vô thần cả đời.
Tôi và anh Hải hay thích thú lẩm bẩm đọc những biển báo của anh em nhà BRO :)) thực ra là viết tắt của "border road organization". Nội dung chỉ toàn là nhắc các bác tài đi chậm, đi cẩn thận, đi gọn gàng vì khổ nỗi các bác tài Ladakh đi láo bỏ mẹ, ai cũng hổ báo cáo chồn. Những tấm biển vàng kiểu "check your nerves on my curves", hay "If you are married, divorce speed", hay "Be soft on my curve" làm 2 đứa cười khúc khích thậm chí cười ha hả như dở hơi. Nếu thế không phải là tử tế cộng thêm hóm hỉnh đáng yêu thì không biết nên dùng tính từ nào nữa.
Check it out: https://www.thebetterindia.com/42425/ladakh-road-signs/
 Xem người Ladakh tử tế với đàn bò, đàn cừu và các đàn khác trong thế giới động vật
Cuối tháng 9, Ladakh chuyển lạnh và bắt đầu có tuyết. Nhanh khủng khiếp, tôi lên sau Mánh đúng 1 tuần mà đất trời thay đổi hẳn. Những cây bụi tím hồng dọc đường đi chỉ cần vài ngày để chuyển từ xanh ngắt sang màu phấn. Giữa cái lạnh buốt giá của núi của hồ, tôi cảm phục bò cừu dê ngựa sát đất, thậm chí cả...chó. Không hiểu tại sao với một tí lông lèo tèo chúng nó có thể sống qua hết mùa đông hàn băng tuyết lạnh. Tôi nhớ về cuốn sách đã đọc, kể về sự khăng khít giữa người và yak, rằng cùng chung sống, cùng dựa vào nhau qua mùa lạnh âm binh. Ngày gần cuối, tôi gặp chút vấn đề về sức khỏe nên không vào Likir Monastery, chỉ đứng ngoài xem người đàn ông luống tuổi mở cánh cổng khóa kín ngăn nhà và chuồng, xua chú bò nhỏ vào trong nhà cho đủ ấm. Đâu đó một giọt nước mắt nóng hổi chạm vào môi, cái nhà đá gạch lợp cỏ vàng là tất cả những gì cả người và bò cùng nhau chia sẻ cả mùa đông tới. Một vị lạt ma đứng nói chuyện hồ hởi với bác già, thấy tôi có vẻ xúc động liền quay lại nhìn. Giờ thì lại đến lượt tôi bối rối, đành giơ máy ảnh chụp loạn xị. Vậy là cái nghèo, sự thiếu thốn đã hiện ra trước mắt tôi rõ mồn một, nhưng cái bình thản của cả vị lạt ma lẫn bác nông dân nghèo lẫn tiếng cười nói rôm rả làm tôi hiểu rằng hạnh phúc không từ bỏ một ai, dù ốm đau hay khỏe mạnh, dù nghèo khó hay đủ đầy. Nhưng thôi, giữa giàu và nghèo thì tôi vẫn chọn hạnh phúc, ahihi khôn quá!!
 Tử tế với môi trường, câu chuyện một tỷ năm không bao giờ đổi khác
Khi tôi bắn tin về cho nhà là con đang ở trên độ cao hơn 5000m, chị Mính rất hốt hoảng bảo tôi nếu đi bằng cáp treo thì dừng lại. Tôi không hiểu  tại sao lại đề cập đến cáp treo ở đây, mãi một lúc chị mới than thở là Fansipan có 3 nghìn mấy mà đi cáp đã sợ lắm rồi, mà đây lên tận hơn 5000 thì nguy hiểm nám. Ồ, thì ra là có sự khác biệt trong "mai sét". Người Việt chúng ta rốt cuộc không phải dân du mục, nên mới có cái tư duy "lên thẳng", lắp cáp lên đỉnh một phát xuống luôn. Còn Ladakh nằm trong lòng Himalaya, những con đường dù cao đến mấy cũng uốn lượn ôm vòng lấy thân núi, từ lũng này vòng sang lũng kia theo con đường du mục. Tôi không hiểu biết về địa hình hay địa chất, nên không hiểu việc lắp cáp sẽ ảnh hưởng đến thiên nhiên như thế nào, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì đặc sản của Ladakh chính là những con đường ườn èo tít tắp không đầu không cuối, lắp cáp một cái thì cả vùng lại bốc shit ăn vã lol. 

Du lịch là nguồn thu quan trọng của Ladakh, bên cạnh tầm quan trọng của địa thế biến Ladakh trở thành một thao trường, đi đâu cũng thấy sức mạnh quân sự rất phô trương. Không giống những vùng du lịch khác của Ấn, Ladakh rất...sạch. Mỗi khi có sự cố đường sá gì, quân đội sẽ mò đến rất nhanh để khắc phục. Có lẽ vì chúng tôi đi cuối mùa, nên lượng khách không còn quá nhiều, trừ Việt Nam. Ôi giời bắt trend thì không phải hỏi. Mọi thứ đều trong lành, tự nhiên, nhưng chỉn chu vừa đủ để không phá hoại cảnh sắc tự nhiên một cách giả tạo như Bà Nà. Có lẽ các vùng quanh Himalaya đều thế, một vùng núi trấn, phá bằng mắt.
Tôi đã nhớ Ladakh rồi. Thường sau mỗi chuyến đi, phải mất tầm 1-2 tuần tôi mới bay về thực tại. Với Ladakh có lẽ phải lâu hơn. Cảm ơn anh Hải, Sơn, anh Long, anh Quân, Vy đã đồng hành trong chuyến đi này. Cảm ơn Mánh và tập đoàn lầy lội đã nhiệt tình chat và comment ghen tỵ. Cảm ơn các tiền bối đã đi trước tạo trend để bọn em đú =)) Chi tiết về hành trình, sẽ để lại post sau.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô