Chuyển đến nội dung chính

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?


Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt.
Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ.
Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam.
Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, không cần bay nửa vòng trái đất để ăn bún chả như mấy thằng tây lông.
Cũng vì là người Việt, tôi được sống trong nhà có vườn, có sân (hồi xưa thôi, giờ đỡ nhiều rồi), giờ vẫn có balcony hướng thẳng ra landmark 81, đón nắng đón gió mỗi ngày. Việc gì phải chui vào mấy cái chung cư kín mít lại bé như chuồng cọp như tụi Hong Kong.
Lại vẫn là người Việt, đến những đoạn kể chuyện myth miếc có rất nhiều options. Cultural presentation cũng không phải nghĩ nhiều vì kiểu gì cũng có nón lá hoặc áo dài mang ra mà khè thiên hạ. Dù rất sáo và rỗng, nhưng ít ra cũng có cái cái gì đó lêu lêu.
Nhưng để làm người Việt thì chi phí cơ hội cũng có phần hơi lớn.
Tôi không cầm trên tay một cuốn hộ chiếu hô phong hoán vũ, đi éo đâu việc đầu tiên cũng là xin visa mệt mỏi.
Tôi không thể khè mấy thằng bạn học bằng mấy đồng bạc xanh. Một buổi đi chợ của tôi và Bea, bạn cùng phòng người Filippino ở HKU, hai đứa nhìn nhau thở dài rằng đồng tiền của chúng ta yếu quá, cầm ra nước ngoài không khác gì một nắm giấy.
Để làm người Việt tôi cũng không được hưởng nền giáo dục coi trọng văn học nghệ thuật, cái môn gì nghệ môn tí là nó cũng hỗn như làm mà nhiều khi còn không được dạy. Đến giờ tất cả những gì tôi nhớ về môn mỹ thuật học mấy mươi năm vẫn chỉ là xanh, đỏ, vàng là ba màu cơ bản của hội họa chấm hết.
Hong Kong một tối chủ nhật, 5 con rạch giời rơi xuống mò ra Austin xem biểu tình. Giữa một biển đen, 5 bà chơi màu đỏ cho nổi, có gì chạy còn dễ tìm. Cờ British tung bay trước cửa cơ quan duy nhất của Tàu mainland ở khu vực Kowloon. "Trong đó là nơi duy nhất người Hong Kong không thể vào được" - một phụ nữ đứng tuổi thấy chúng tôi loi nhoi nên dành thời gian giải thích. Trung Quốc bullshit, chúng nó định đồng hóa bọn tao. Chúng éo làm được gì tốt đẹp cho cái xứ cảng này hết. Chị trả lời dứt khoát khi tôi hỏi "có điều gì tốt đẹp mà phía mainland đã tạo ra trong suốt 20 năm qua cho HongKong không?". Câu trả lời vẫn là éo, éo.
Kinh khủng nhất là khi cảnh sát bắt đầu giáp lá cà người biểu tình. MTR ngừng hoạt động như một cách phản ứng của chính quyền (đù, như cít). Chạy đâu cho thoát, chúng tôi rút về Jordan, một ga kế tiếp của Austin để tìm đường về đại học trước giờ tắt thang. Dù đói và mệt, nhưng câu chuyện trên đường vẫn rất chi nghẹn ngào.

Lana, chị gái Mông Cổ xinh như Constance Wu bảo Mông Cổ bọn tao phụ thuộc tàu với nga, kẹp giữa hai bọn đấy thì bọn tao còn biết làm cái qué gì nữa, ngoài khai thác tài nguyên bán cho bọn nó. Nhưng ai biến được đã biến sớm rồi, giờ những người như tao phải ở lại mà kiến thiết đất nước.
Shruti, cô gái Ấn Độ yêu thương của tôi, cô nói Ấn Độ để đi được đến ngày hôm nay đã chiến đấu với extremist, terrorist và cả communist mỗi ngày. Bọn tao còn biết làm gì hơn nữa, ngoài việc giữ cho nền dân chủ bớt nhuốm mùi dirty money.
Là người Việt thì tao chưa làm gì được cả chúng mày ạ, ngoài lang thang chỗ này chỗ kia và rất chi thực dụng. Huhu, tao xấu hổ lắm nhưng cũng không khác được, vì bọn tao không mấy đoàn kết, cũng không hề muốn đoàn kết.
Tôi ấn tượng sâu sắc với việc từng nhóm người biểu tình chia nhau dọn sticker dán đầy cột đèn, trước cửa nhà ga. Họ hỗ trợ các anh press quay hình tranh thủ tí cho quốc tế có cái mà ủng hộ. Mọi thứ vẫn gọn gàng ngăn nắp như chưa từng có cuộc bạo động. Dù sau hôm đó, chúng tôi nghe tin khoảng 12h đêm thì bạo động đã xảy ra.
Những ngày tiếp theo, Brenda, program director liên tục gửi email nhắc chúng tôi cẩn thận, yêu cầu về trường trước khi cảnh sát xung đột với người biểu tình. Đỉnh điểm là đợt biểu tình kéo dài từ Causeway Bay về tận gần HKU, tất cả chúng tôi được yêu cầu ở lại dorm và không đi ra ngoài.
Cũng trong tối đó, dòng chữ tiếng tàu mà tôi không biết nghĩa, chỉ biết là tribute to 1989 massacre Tiananmen Square bị đổ sơn đỏ, ngay trước cửa dorm, trong rất kinh dị. Nhóm áo trắng cũng xuất hiện ngay tối hôm đó, thuyết âm mưu lồ lộ, cứ như thể coincident.
Tôi tưởng các hoạt động biểu tình sẽ không diễn ra trong khuôn viên đại học, nhưng tôi đã lầm. Ở HKU có hẳn một nơi gọi là democracy wall, ngay cạnh main library, nơi các hoạt động dân chủ diễn ra sôi nổi. Tôi cũng có cơ hội được xem một buổi diễn thuyết ngay tại đó, không e ngại, không bịt mồm. Nó là như vậy, và vẫn sẽ là như vậy.
Trước khi đi tôi chưa xem kĩ về sự kiện năm 2014 the umbrella movement, khi về mới xem phim tài liệu Joshua Wong. Mọi thứ connect với nhau và hiện ra rõ ràng hơn. Suốt hơn 5 năm qua, Hong Kong chưa bao giờ ngừng bất ổn. Joshua nói thế hệ chúng ta có trách nhiệm phải làm việc này, không thể để thế hệ sau gánh chịu. Trong khi đó thì hai mẹ con mình vẫn còn vừa cãi nhau về chuyện lấy chồng đẻ con quý vị ạ. Mình chỉ bảo không thể đẻ con ra rồi cho nó lớn lên như cây hoang cỏ dại được, mẹ đã chồm lên nói mình vô dụng vì một năm không kiếm được 200tr nuôi con, vãi!! Thời nào còn nuôi con kiểu cho ăn cho mặc cho học hành bằng người nữa chời đất, con tôi còn phải học nhảy học múa, học triết học văn học nghệ thuật, học stem sờ tủng mà quan trọng nhất là học sống lạc quan có ý nghĩa, chứ đời tôi chưa đủ depressed hay sao còn bắt đẻ nữa =)) chợt nhớ cái phim the end of the fucking world quá, cả một thế hệ lạc cmn trôi.
Tôi sẽ nhớ mãi ánh mắt của Michelle, cô gái Hong Kong, trợ lý chương trình, khi nói: xin lỗi, những ngày này tao không còn tâm trí dẫn bọn mày đi chơi nữa, có quá nhiều thứ hỗn độn đang xảy ra ở đây. Cô rất buồn, và có một chút tuyệt vọng, rõ ràng rằng việc này không có dấu hiệu sẽ kết thúc sớm. Và thế hệ của Michelle dù chống trả nhưng cũng không thể làm gì hơn.

Tôi rời Hong Kong một ngày sau cuộc biểu tình ở sân bay. Tự do ở Hong Kong vẫn đang hỗn độn giữa đen và trắng. Còn tự do ở Việt Nam thì còn chưa có màu, vẫn mông lung như một trò đùa by Sơn Tùng MTP...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting...

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt.