Dịch bệnh thật đáng sợ. Nhưng đáng sợ hơn chính là con người trong dịch bệnh. Con người ơi, chúng ta bị làm sao thế. Sao cứ phát điên phát dồ lên như bị zombies ăn mất não thế??
Một ngày trước cái gọi là "cách ly toàn xã hội". Đúng là cha sinh mẹ đẻ chưa được tiếp xúc với cái term đấy bao giờ, cả cõi fb nhốn nháo dịch từ tiếng Việt sang tiếng Việt. Văn bản ghi cũng tương đối rõ ràng mà nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình hiểu theo ý mình muốn.
Làm quá vcc í. Hẳn "toàn xã hội" mới chịu cơ gớm nữa các bác thật là ba chấm. Không thế sợ phây búc nó tế hay gì. Xong cuối cùng vẫn ra đường bình thường vẫn là physical distancing thôi ơ hay. Grab vẫn giao đồ các sites khác cũng vậy. Ơ hay ơ hay!!
Mình vẫn tưởng tích trữ đồ đạc chỉ xảy ra ở những nơi đọc hiểu kém, dân chúng u mê vì tin giả bla blo, mới vừa hôm trước thả haha cho cả cái Hà Nội cơ mà, sao hôm nay lại xảy ra lù lù trong nhà mình thế này. Cáu không nói nên lời. Đấy các cụ bảo cấm có sai. Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Không bàn về dịch tễ học vì mình không biết gì để nói cả, mình muốn trích bức thư thầy hiệu trưởng gửi học sinh ở đất nước "toang" nhất ở thời điểm này, nước Ý.
“Hãy sáng suốt và lý trí”, ông nói tóm lại, đừng đánh mất nhân tính, đừng xem người khác là kẻ thù, đừng vơ vét thực phẩm, và trước hết đừng lãng phí thời gian của mình, hãy đọc, đi bộ. Hãy quan tâm đến đến Manzoni và Boccaccio, những tác giả đã kể về dịch bệnh dịch hạch ở Milano và Firenze (Florence), họ đã chỉ cho chúng ta con đường chính.
Nghe tưởng vậy thôi chứ sáng suốt và lý trí ngày thường còn chả làm được nữa là ngày dịch lêu lêu.
Ở Tây Ban Nha, cảnh sát còn đọc thư theo ngôn ngữ của Pikachu để an ủi các bạn nhỏ.
"Pika pikapi pika, câu này rất dài nè, pikaaaaaa, không hiểu nghĩa gì luôn nhưng chắc các bạn nhỏ sẽ hiểu." Đáng yêu đến thế là cùng. Nghe xong bức thư mình cũng tâm phân thần liệt theo anh cảnh sát luôn.
Ở nước mình thì thơ ca khẩu hiệu phải gọi là niềm tự hào dân tộc =)) "Vào từng ngõ gõ từng nhà"; "Toàn dân chống dịch dập dồn, thủ tướng chính phủ xoa cồn vào tay." Toàn là trên phây không biết ai nghĩ ra mà hay thế. Ở Hà Nội thì một vụ đôi trai gái nọ bị dân chung cư chặn không cho lên nhà vì bạn trai là white cơ. Thật vãi chưởng thành phố nghìn năm. Nhất là đoạn bảo vệ công an không làm gì được để cho đôi bạn phải chịu thế mà đi. Ôi quá hãi. Vì sợ dịch mà hàng xóm tự nhiên bỏ lốt người hóa thành hổ báo cáo chồn hết thì có hãi không cơ chứ!!
Hồi xưa mình có chị bạn plan to die at the age of 65. Giữa cả một xã hội chỉ mong trường sinh bất tử mà bà í plan lạ kì ghê. Mình đang xem "Pandemic", documentary series trên Netflix, có cô nhân viên y tế nọ sau khi về hưu vẫn giữ thẻ hành nghề vì biết sau này sẽ dùng đến để đi volunteer giúp đỡ dân tị nạn. Ồ, mình chợt nghĩ, 65 hay 100 tuổi chỉ có ý nghĩa nếu mình sống có ý nghĩa thôi. Chứ đến một lúc mà sống phất phơ chả làm gì được, mình không cần ai cũng chả ai cần mình, thì sống lâu làm cái gì thưa quý dị. Tự nhiên con số 65 lại hợp lý vô cùng.
Nói thế thôi, vừa nhận admission mà chưa có học bổng đây, nghĩ đến tiền mà nhức hết cả não!!
Một ngày trước cái gọi là "cách ly toàn xã hội". Đúng là cha sinh mẹ đẻ chưa được tiếp xúc với cái term đấy bao giờ, cả cõi fb nhốn nháo dịch từ tiếng Việt sang tiếng Việt. Văn bản ghi cũng tương đối rõ ràng mà nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình hiểu theo ý mình muốn.
Làm quá vcc í. Hẳn "toàn xã hội" mới chịu cơ gớm nữa các bác thật là ba chấm. Không thế sợ phây búc nó tế hay gì. Xong cuối cùng vẫn ra đường bình thường vẫn là physical distancing thôi ơ hay. Grab vẫn giao đồ các sites khác cũng vậy. Ơ hay ơ hay!!
Mình vẫn tưởng tích trữ đồ đạc chỉ xảy ra ở những nơi đọc hiểu kém, dân chúng u mê vì tin giả bla blo, mới vừa hôm trước thả haha cho cả cái Hà Nội cơ mà, sao hôm nay lại xảy ra lù lù trong nhà mình thế này. Cáu không nói nên lời. Đấy các cụ bảo cấm có sai. Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Không bàn về dịch tễ học vì mình không biết gì để nói cả, mình muốn trích bức thư thầy hiệu trưởng gửi học sinh ở đất nước "toang" nhất ở thời điểm này, nước Ý.
“Hãy sáng suốt và lý trí”, ông nói tóm lại, đừng đánh mất nhân tính, đừng xem người khác là kẻ thù, đừng vơ vét thực phẩm, và trước hết đừng lãng phí thời gian của mình, hãy đọc, đi bộ. Hãy quan tâm đến đến Manzoni và Boccaccio, những tác giả đã kể về dịch bệnh dịch hạch ở Milano và Firenze (Florence), họ đã chỉ cho chúng ta con đường chính.
Nghe tưởng vậy thôi chứ sáng suốt và lý trí ngày thường còn chả làm được nữa là ngày dịch lêu lêu.
Ở Tây Ban Nha, cảnh sát còn đọc thư theo ngôn ngữ của Pikachu để an ủi các bạn nhỏ.
"Pika pikapi pika, câu này rất dài nè, pikaaaaaa, không hiểu nghĩa gì luôn nhưng chắc các bạn nhỏ sẽ hiểu." Đáng yêu đến thế là cùng. Nghe xong bức thư mình cũng tâm phân thần liệt theo anh cảnh sát luôn.
Ở nước mình thì thơ ca khẩu hiệu phải gọi là niềm tự hào dân tộc =)) "Vào từng ngõ gõ từng nhà"; "Toàn dân chống dịch dập dồn, thủ tướng chính phủ xoa cồn vào tay." Toàn là trên phây không biết ai nghĩ ra mà hay thế. Ở Hà Nội thì một vụ đôi trai gái nọ bị dân chung cư chặn không cho lên nhà vì bạn trai là white cơ. Thật vãi chưởng thành phố nghìn năm. Nhất là đoạn bảo vệ công an không làm gì được để cho đôi bạn phải chịu thế mà đi. Ôi quá hãi. Vì sợ dịch mà hàng xóm tự nhiên bỏ lốt người hóa thành hổ báo cáo chồn hết thì có hãi không cơ chứ!!
Hồi xưa mình có chị bạn plan to die at the age of 65. Giữa cả một xã hội chỉ mong trường sinh bất tử mà bà í plan lạ kì ghê. Mình đang xem "Pandemic", documentary series trên Netflix, có cô nhân viên y tế nọ sau khi về hưu vẫn giữ thẻ hành nghề vì biết sau này sẽ dùng đến để đi volunteer giúp đỡ dân tị nạn. Ồ, mình chợt nghĩ, 65 hay 100 tuổi chỉ có ý nghĩa nếu mình sống có ý nghĩa thôi. Chứ đến một lúc mà sống phất phơ chả làm gì được, mình không cần ai cũng chả ai cần mình, thì sống lâu làm cái gì thưa quý dị. Tự nhiên con số 65 lại hợp lý vô cùng.
Nói thế thôi, vừa nhận admission mà chưa có học bổng đây, nghĩ đến tiền mà nhức hết cả não!!
Nhận xét
Đăng nhận xét