Tôi đến An Giang trên một chuyến xe đong đầy niềm vui. Niềm vui của bản thân vừa chiến thắng ở một cuộc thi lớn đầu tiên trong đời hòa chung với niềm vui của các anh chị trong "Giấc mơ Việt Nam" đang thực hiện chuyến hành trình tình nguyện đầu tiên của năm 2015. Trước khi đi, được anh Bửu dặn mấy lần rằng: "Giấc mơ Việt Nam" không phải một tổ chức từ thiện, mà là tình nguyện. Bản thân chữ "tình nguyện" đã khơi gợi rất nhiều những niềm vui nhỏ bé nhưng ý nghĩa vô cùng.
An Giang không lạnh và cũng không quá xa như những gì được nghe trước đó. Tôi không nhớ nhiều về con đường dẫn lối, một phần vì mải ôm lấy cái điện thoại, phần khác là ngủ mê mệt sau 1 ngày quá nhiều công việc. Khi mở mắt ra trời còn tối lắm, chưa đến 5h sáng đã tới nơi rồi. Bình minh lên không ồn ào và chóng vánh như ở thành thị, nó tới nhẹ nhàng đến nỗi mình chẳng kịp hay, ngó nghiêng một lúc mặt trời đã phủ xuống mặt đất cả một dải nắng vàng. Nơi chúng tôi tới là trường tiểu học AN Nông, Tịnh Biên, An Giang. Đứng ở bên này đồng lúa nhìn sang có thể thấy cột mốc biên giới phân cách với Campuchia. Lúa thì đang vào độ chín vàng, hợp với nắng thành một màu rất đượm và nổi bật.
Đi chuyến này chỉ có hơn chục con người. Tất cả đều mặc áo Giấc Mơ Việt Nam vô cùng chỉn chu và thân thiện. Mọi người tiến hành công tác tổ chức nhanh nhẹn lắm, có vẻ rất thành thạo và quen việc rồi. Sách và tủ sách thì rất đẹp, rất mới, mình nhìn còn thích huống gì trẻ con, lại là trẻ em nghèo vùng biên giới.
Câu chuyện tình nguyện của tôi cũng khá thú vị, khi mà suốt từ năm 16 tuổi đến giờ, hầu hết các sự kiện tình nguyện tham gia đều gắn với trẻ con. Lần này làm MC cho các bé tiểu học, một kỉ niệm nhớ đời cho cái sự nói giọng miền Nam mà thỉnh thoảng quên xừ mất cứ thao thao bằng giọng Bắc. May làm sao, có vẻ các cháu cũng hiểu và thầy cô phụ huynh chưa ai bối rối kì quặc cục :)
8h mới bắt đầu, mà từ 6h đã có lác đác vài em tới. Trẻ con nông thôn, đứa nào cũng lơ thơ như cọng cỏ, quần áo sờn mài nhưng nom lại chỉnh tề và ra dáng lắm. Mình là người nhàn nhất đoàn, nên tranh thủ ngó nghiêng một chút. Ngôi trường ấy thì nghèo, cơ sở vật chất hầu như chỉ đáp ứng được nhu cầu đọc viết cơ bản. Ấy nhưng biển hiệu biểu ngữ thì vẫn đầy đủ, thậm chí cái bảng đề "Nơi phụ huynh đón rước con em" ở ngoài cổng lại có vẻ chỉn chu hơn nhiều nơi ở phố.
Những thích thú, tò mò, vui mừng của trẻ con khi thấy có ai đến trao quà thì phần nhiều là giống nhau. có chăng là vì ở quê nghèo nên tụi nó có phần sung sướng hơn, không bỏ về hay dửng dưng như ở phố. Mấy đứa nhỏ gầy, đen, nhỏ vậy thôi nhưng nhanh như cắt, cái miệng thì cũng liến láu chứ chẳng đùa. nhưng cũng có nhiều bé hẳn là ngại tiếp xúc, hỏi gì cũng quay đi hoặc đáp vài ba từ. Một điều đã lường trước nhưng khi tới vẫn có chút bất ngờ, ấy là xuyên suốt cả chương trình, có tới 8 tiết mục cả hát múa kể chuyện, nhưng loanh quanh chỉ có vài ba gương mặt. Chắc là đội ngũ nòng cốt, được thầy cô tin tưởng, chọn mặt gửi vàng. Kể ra cũng hơi buồn cho các bạn còn lại, mà chẳng biết mình buồn chứ chúng nó có để ý mà buồn không.
So với những nơi nghèo tương đương ở khu vực phía bắc mà mình từng đến, thì An Nông vẫn còn khá hơn một chút. Các bé vẫn được trang bị kha khá vật chất, ít nhất là đủ để dạy và học cơ bản. Thầy cô và phụ huynh cũng rất cấp tiến, thấy iphone rút ra gọi ầm ầm, chắc mua ở bển kiểu cân kí, nhưng vậy là cũng cập nhật lắm rồi. về khoản ý thức thì miễn chê, so với miền bắc thì trẻ con miền tây "lành" hơn nhiều, người lớn cũng thật thà và chất phác. Nguyên môt buổi sáng các bé và bố mẹ làm theo ban tổ chức cứ gọi là răm rắp. Mà chẳng hiểu sao trước khi đi cứ bị cái suy nghĩ là sẽ có rất nhiều bé có gốc Chăm hay Khmer và nói tiếng riêng của họ (An Giang có 4 tộc chính Kinh, Chăm, Hoa, Khmer cùng chung sống nên không rõ vùng này nhiều tộc nào nữa?), và sợ nhất là mình nói chẳng ai hiểu gì. Nhưng đến nơi mới biết, các bé còn hiểu và bắt nhịp nhanh hơn mình, đến phần trò chơi là ào ào huyên náo, được phần thưởng thì thích lắm. Đến đoạn cuối thì chơi chỉ vì phần thưởng.
Điều kiện tự nhiên của An Giang khá hiền, không quá nóng không quá lạnh, mặc dù cái nắng rất sậm và ăn màu. Nước da bánh mật của người dân ở đây chắc phần nhiều là do lai người Chăm, cả đôi mắt to và khá mơ màng cũng là một nét đặc trưng dễ thấy. Người An Giang khéo léo vừa đủ để người ta quý mến, thân tình vừa đủ để người ta gần gụi, nhưng mà ép rượu thì cũng đủ để hết buổi là mình túy lúy lết ra xe.
An Giang không lạnh và cũng không quá xa như những gì được nghe trước đó. Tôi không nhớ nhiều về con đường dẫn lối, một phần vì mải ôm lấy cái điện thoại, phần khác là ngủ mê mệt sau 1 ngày quá nhiều công việc. Khi mở mắt ra trời còn tối lắm, chưa đến 5h sáng đã tới nơi rồi. Bình minh lên không ồn ào và chóng vánh như ở thành thị, nó tới nhẹ nhàng đến nỗi mình chẳng kịp hay, ngó nghiêng một lúc mặt trời đã phủ xuống mặt đất cả một dải nắng vàng. Nơi chúng tôi tới là trường tiểu học AN Nông, Tịnh Biên, An Giang. Đứng ở bên này đồng lúa nhìn sang có thể thấy cột mốc biên giới phân cách với Campuchia. Lúa thì đang vào độ chín vàng, hợp với nắng thành một màu rất đượm và nổi bật.
Đi chuyến này chỉ có hơn chục con người. Tất cả đều mặc áo Giấc Mơ Việt Nam vô cùng chỉn chu và thân thiện. Mọi người tiến hành công tác tổ chức nhanh nhẹn lắm, có vẻ rất thành thạo và quen việc rồi. Sách và tủ sách thì rất đẹp, rất mới, mình nhìn còn thích huống gì trẻ con, lại là trẻ em nghèo vùng biên giới.
Câu chuyện tình nguyện của tôi cũng khá thú vị, khi mà suốt từ năm 16 tuổi đến giờ, hầu hết các sự kiện tình nguyện tham gia đều gắn với trẻ con. Lần này làm MC cho các bé tiểu học, một kỉ niệm nhớ đời cho cái sự nói giọng miền Nam mà thỉnh thoảng quên xừ mất cứ thao thao bằng giọng Bắc. May làm sao, có vẻ các cháu cũng hiểu và thầy cô phụ huynh chưa ai bối rối kì quặc cục :)
8h mới bắt đầu, mà từ 6h đã có lác đác vài em tới. Trẻ con nông thôn, đứa nào cũng lơ thơ như cọng cỏ, quần áo sờn mài nhưng nom lại chỉnh tề và ra dáng lắm. Mình là người nhàn nhất đoàn, nên tranh thủ ngó nghiêng một chút. Ngôi trường ấy thì nghèo, cơ sở vật chất hầu như chỉ đáp ứng được nhu cầu đọc viết cơ bản. Ấy nhưng biển hiệu biểu ngữ thì vẫn đầy đủ, thậm chí cái bảng đề "Nơi phụ huynh đón rước con em" ở ngoài cổng lại có vẻ chỉn chu hơn nhiều nơi ở phố.
Những thích thú, tò mò, vui mừng của trẻ con khi thấy có ai đến trao quà thì phần nhiều là giống nhau. có chăng là vì ở quê nghèo nên tụi nó có phần sung sướng hơn, không bỏ về hay dửng dưng như ở phố. Mấy đứa nhỏ gầy, đen, nhỏ vậy thôi nhưng nhanh như cắt, cái miệng thì cũng liến láu chứ chẳng đùa. nhưng cũng có nhiều bé hẳn là ngại tiếp xúc, hỏi gì cũng quay đi hoặc đáp vài ba từ. Một điều đã lường trước nhưng khi tới vẫn có chút bất ngờ, ấy là xuyên suốt cả chương trình, có tới 8 tiết mục cả hát múa kể chuyện, nhưng loanh quanh chỉ có vài ba gương mặt. Chắc là đội ngũ nòng cốt, được thầy cô tin tưởng, chọn mặt gửi vàng. Kể ra cũng hơi buồn cho các bạn còn lại, mà chẳng biết mình buồn chứ chúng nó có để ý mà buồn không.
So với những nơi nghèo tương đương ở khu vực phía bắc mà mình từng đến, thì An Nông vẫn còn khá hơn một chút. Các bé vẫn được trang bị kha khá vật chất, ít nhất là đủ để dạy và học cơ bản. Thầy cô và phụ huynh cũng rất cấp tiến, thấy iphone rút ra gọi ầm ầm, chắc mua ở bển kiểu cân kí, nhưng vậy là cũng cập nhật lắm rồi. về khoản ý thức thì miễn chê, so với miền bắc thì trẻ con miền tây "lành" hơn nhiều, người lớn cũng thật thà và chất phác. Nguyên môt buổi sáng các bé và bố mẹ làm theo ban tổ chức cứ gọi là răm rắp. Mà chẳng hiểu sao trước khi đi cứ bị cái suy nghĩ là sẽ có rất nhiều bé có gốc Chăm hay Khmer và nói tiếng riêng của họ (An Giang có 4 tộc chính Kinh, Chăm, Hoa, Khmer cùng chung sống nên không rõ vùng này nhiều tộc nào nữa?), và sợ nhất là mình nói chẳng ai hiểu gì. Nhưng đến nơi mới biết, các bé còn hiểu và bắt nhịp nhanh hơn mình, đến phần trò chơi là ào ào huyên náo, được phần thưởng thì thích lắm. Đến đoạn cuối thì chơi chỉ vì phần thưởng.
Điều kiện tự nhiên của An Giang khá hiền, không quá nóng không quá lạnh, mặc dù cái nắng rất sậm và ăn màu. Nước da bánh mật của người dân ở đây chắc phần nhiều là do lai người Chăm, cả đôi mắt to và khá mơ màng cũng là một nét đặc trưng dễ thấy. Người An Giang khéo léo vừa đủ để người ta quý mến, thân tình vừa đủ để người ta gần gụi, nhưng mà ép rượu thì cũng đủ để hết buổi là mình túy lúy lết ra xe.
An Giang, chuyến ấy nhằm ngày 1/2/2015.
Sẽ còn quay trở lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét