Chuyển đến nội dung chính

Cho những mùa tết không thể hời hợt hơn!

00:06 mồng 1 Tết Ất Mùi (giờ VTV)
Thế này có tính là khai bút không, hay là khai máy nhỉ? Đại khái đây là những dòng type đầu tiên của năm Ất Mùi. Trước giao thừa còn nghĩ nhiều điều cay nghiệt lắm, nhưng sức mạnh của niềm hi vọng đã xua tan tất cả rồi. Đã từng không tin đâu, but hope has its own power, strong enuf to pull the distress and hatred away, very far far away!
With all hope,
Với tất cả hi vọng,
Wish my family and my beloved friends a new year full of love and peace
Cầu chúc cho gia đình và những người bạn yêu quý của mình một năm tràn ngập tình yêu và bình yên.
I love you...
Very much!

Review thực sự (không làm màu) về tết sài gòn. Mặc dù đã là năm thứ 2 ăn tết "trọn bộ" ở Sài Gòn, nhưng thực lòng không hết bất ngờ và ngán ngẩm. Chẳng hi vọng gì nhiều, nhưng mà cũng không ngờ Sài thành lại ăn tết nhạt đến thế.

Sài Gòn không có Tết vì...
Nếu Tết là sự thay đổi của đất trời vào độ sang xuân, đất trời cựa mình giao hòa một luồng sinh khí mới, xua đi tiết đông ảm đạm thiếu sức sống. Tưởng tượng xem ở những nơi khác cái chuyển mình nao nức và sống động thế nào, háo hức ra sao: năm nay tết mưa hay nắng, mưa xuân lất phất hay rì rì, ẩm hay hanh, lạnh hay ấm, vân vân và mây mây...
...thì thời tiết Sài Gòn có gì để đón đợi, có gì mà hồi hộp, nếu không nắng thì là rất nắng, nếu không nóng thì là rất nóng, sáng trưa chiều tối như nhau, xuân hạ thu đông như nhau, có gì đặc biệt?
Nếu Tết là tạm quẳng gánh mưu sinh, tạm bước ra khỏi guồng quay mê man của cơm áo gạo tiền để ngẫm cho mình một chút gì mới mẻ và hi vọng cho năm sau, để về bên gia đình quây quần đầm ấm...
...thì Sài Gòn không đủ 5 điểm qua môn. Có lẽ duy nhất trên đất nước này, có một nơi đêm 30 sáng mùng 1 tất cả mọi hoạt động buôn bán, dịch vụ vẫn diễn ra bình thường, "như chưa hề có cuộc du xuân". Hàng quán lớn hay brand nước ngoài đã đành, quán cóc, xe hủ tiếu gõ, quầy trứng vịt lộn xôi chè đủ cả, người bán hàng rong, bán thức dạo, đều tiếp diễn các hoạt động như NGÀY THƯỜNG. Mà ngày thường có việc khéo người ta còn nghỉ, chứ Tết thì Tết, quán nhậu vẫn đông và quán ăn vẫn đầy, thấy nhiều nơi trưng biển không nghỉ Tết mà hết hồn tưởng đùa.
Nếu Tết là anh em họ hàng bà con chòm xóm quây quần nói chuyện năm mới năm cũ, hòa mình vào không khí xuân kể cho nhau nghe những điều hay chưa hay, để yêu mảnh đất mình đang sống hơn và yêu những người sống cùng mình hơn...
...thì Sài Gòn đáng thương lắm. Người ta ở Sài Gòn cả năm 360 ngày, bòn rút hết sức cùng lực kiệt của đất mẹ "hòn ngọc Viễn Đông", nhưng những ngày lễ tết, mà nhất là Tết Nguyên Đán, người ta rũ mình quẩy bước đi về, về với nơi họ sinh ra nhưng giờ lại không nuôi họ lớn lên, về với nơi có mênh mông kí ức nhưng giờ không tạo thêm sự kiện cho cuộc đời họ, về với một nơi xa nhưng lại gần ngay trong tâm trí, Sài Gòn ở ngay đây, ấy vậy mà chắc gì đã được nhiều yêu thương. Đất mẹ Sài Gòn vẫn cứ nuôi mấy triệu con người phát đạt, vinh hoa, nhưng mãi mãi chỉ là mẹ nuôi, những lúc quan trọng, người ta lại về với mẹ ruột. Cha sinh không bằng mẹ dưỡng, ấy thế mà không đúng. 
Ấy là chuyện của những người xa quê, còn những người sinh ra và lớn lên ở TpHCM, thì ôi thôi, Tết nhất là dịp hiếm có được nghỉ dài ngày, khẩn trương biến khỏi đất này đi du lịch. Sài Gòn lại trơ ra với những đường hoa tẻ nhạt ngàn năm một kiểu, với những Suối Tiên, Đầm Sen, BHD, Lotte Cinema chưa bao giờ hết hot. Đến nỗi cứ gõ google Tết Sài Gòn ăn chơi ở đâu là tuyền chỉ có những địa điểm ấy hiện lên. Nói tẻ nhạt thì không đúng, mà phải là cực kì tẻ nhạt.

Thực ra thì, Sài Gòn có Tết, nhưng không phải Tết của những người ở tạm...
Ở lại hai mùa Tết trọn vẹn, không đi chơi, không chạy biến về quê về quán, thấy thương Sài Gòn nhiều, thương những người xa xứ tha phương cầu thực lúc nào cũng đau đáu nhớ về cố hương, thương những gánh hàng oằn mình dưới tiếng pháo hoa 30 Tết, thương những vất vơ vất vưởng vô gia cư quanh năm lấy đất làm giường, Tết có khác gì ngày thường đâu khi mà "nhà" vẫn là mép cầu nào đó, một thân một mình đó, thương những bóng áo xanh bảo vệ ăn Têt trong hầm gửi xe, thương cả những hàng quán mở cửa tối ngày vì miếng cơm manh áo, thương những tiếng karaoke thâu đêm suốt sáng vì chẳng còn việc gì làm, thương những dô dô nhậu nhẹt cả đêm 30 vì "Tết như ngày thường thôi". phải chăng với Sài Gòn, Tết có chăng cũng chỉ là thêm chút hoa lá cho đời thêm màu sắc, chút gặp gỡ cho đỡ quên nhau, chút tranh thủ ngày người ta nghỉ mình làm để thêm thu nhập, chút show off ngân sách thành phố vào vài hoạt động "thường niên" ngàn năm như một?
Sài Gòn có Tết. Mai vàng rợp ngõ nhỏ đường to, giờ có đào có quất, dù đào với quất ấy, bằng tất cả sự khoan dung, cũng không thể khen chúng đẹp. Có tiếng trống múa lân râm ran phố phường, có em nhỏ mặc áo dài đủ màu tung tăng đường phố, có giò ngũ sắc, hột vịt muối, bánh Tét, kiệu cay...
Năm nay Sài Gòn đông hơn, không biết vì kinh tế khó khăn người ta không về được, hay không đi chơi được, hay thực sự muốn ăn Tết Sài Gòn (2 loại đầu tiên thì có ở lại cũng hậm hực chứ chả vui vẻ gì), nhưng dù sao, cảnh tắc đường ngày Tết cũng khiến nhiều người sửng sốt. Một người bạn của mình bảo: Sài Gòn chưa Tết, khi nào Sài Gòn vắng mới Tết. Nửa đùa mà cũng nửa rất đúng. Sài Gòn vẫn có Tết chứ, dù thời tiết không thú vị, hoạt động chẳng hay ho, tình thương mến thương cũng nhạt nhòa chút ít, nhưng nơi đâu có gia đình, nơi đó có Tết. 
Chỉ là, nếu không yêu mảnh đất này, nếu dửng dưng nhìn Tết như là Tết của ai đó ngoài kia, nếu không đặt mình vào tấm chân tình của Sài thành, nếu chỉ coi đây là điểm dừng chân trong một hành trình rất vội, thì người tạm bợ, Tết cũng tạm bợ thôi.
p.s: Vài tấm hình Tết, thôi thì, cũng cho vào để đỡ quên những lúc biết đâu cần nhớ. Dù sao sau hơn 2 năm ở Sài Gòn, dứt duyên chùa chiền, thì Tết này đã tìm được một chốn tịnh tâm đoạn phiền não, ấy là chùa Phật học Xá Lợi. Rồi dù sao, những ngày nhốt mình ở Sài Gòn cũng khiến bản thân biết chấp nhận mọi việc dù có theo ý mình hay không, biết hoan hỷ tiếp nhận, lạc quan mà đối đầu.
Hi vọng nhé, mùa Tết cuối cùng ở Sài Gòn!

Năm nay đi đường sách không mua được cuốn nào
Chụp ảnh thì cứ như con dở hơi vậy

Nhìn cứ "đàn ông" sao sao.
Đưa MM đi xem phim mà MM không "đỡ" được hài nhảm miền nam.

Then tomorrow will be another day.
D.T



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô