Định review một chút về 3 phim mới xem: Train to Busan (phim Hàn Quốc), Kimi no na wa (Your name - phim Nhật, của Makoto Shinkai), và Byosoku 5 centimetoru (5centimeters per second - cũng phim của Makoto Shinkai). Nhưng cứ viết lại thấy nhạt nhẽo, thôi không đi vào chi tiết nữa. Năm mới đuổi đến mông rồi, vẫn còn chưa viết hết chuyện năm cũ, nhây nhưa như chuyện tình từ tết dương kéo dài sang tết âm =))
Đang viết thì mail công việc tới, tụt hết cả mút :((
Sống 21 năm, tới năm thứ 22 mới biết tình yêu đau đớn thế. Liên tiếp đến và đi, giờ đây lại quay về xuất phát điểm: xinh đẹp và đơn độc, nỗi buồn không tăng lên nhiều, hoặc có thì cũng đã quên rồi.
Dù bao nhiêu tuổi thì việc yêu một người rồi chia tay người đó, với mình, chẳng bao giờ là lãng phí. Vì ở thời điểm đó, không yêu anh ta thì chắc gì đã yêu ai. Yêu là yêu thôi, phí phạm gì.
1. Ánh sáng trong phim Nhật.
Giữa anime và cartoon có một số điểm khác biệt, có một điểm mà ít khi được nhắc đến đó là sự dụng công trong việc tạo lập và bố trí ánh sáng trong phim Nhật, đặc biệt là anime. Anime Nhật luôn được bao bọc bởi những luồng sáng bàng bạc của ngày nắng, những đốm sáng nhảy nhót của ban đêm, màu xám blue đặc trưng của những khoảngchập choạng. Trong Kimi no na wa và 5cm/s, có một vài lúc ánh sáng được sử dụng tinh tế đến nỗi mình thấy hơi mệt. Mệt vì cảm xúc được đẩy lên cao quá, tâm can nhức nhói chịu hết nổi. Một cảnh từ 5cm/s, là ánh sáng từ đoàn tàu khi Takaki đi thăm Akari trong đêm bão tuyết, và sau đó là ánh sáng từ chiếc lò sưởi ở ga tàu, khi Akari vẫn đợi Takaki dù đã quá nửa đêm. Tất cả là ánh sáng vàng ấm, giữa màu xám sẫm của đêm đông. Ánh sáng chân thực tới nỗi tương phản mạnh mẽ với hậu cảnh, làm cái cóng lạnh càng thêm chân thật, tựa hồ đêm đông đang vây lấy mình dù nhiệt độ ngoài trời vẫn chưa xuống nổi dưới 30.
Nói một chút về distance, khoảng cách trong tình yêu. Bộ phim này có tứ khá hay, 2 nhân vật trong phim vì khoảng cách mà rời xa nhau, "mỗi giây qua đi, khoảng cách giữa chúng ta sẽ dài thêm 5cm". Khi chia tay nhau ở ga tàu, dù cả hai đều nói sẽ viết thư và gọi điện, nhưng trong lòng đều biết rằng, "chúng ta sẽ không thể ở bên nhau mãi mãi". Mình thích chi tiết này đến nỗi, sau đó chia tay bạn trai mà bớt đau lòng đi rất nhiều.
Còn với Your name, cả bộ phim là kiệt tác của ánh sáng. Ánh sáng làm cho mạch phim rối tung mù, thêm cái lối vẽ nhân vật giông giống nhau, thôi miên khán giả, khiến họ không biết mình đang ở trong hay ngoài bộ phim =)) mình nghĩ đó là điểm khiến "Your name" được đón nhận đến vậy. Đấy, đã bảo mà, cái hội Nhật, duy mỹ đến phát mệt, làm ra một cái phim không có giây nào không đẹp, cái đẹp chân thực vì nước nó đẹp thật, nên không ảo, không fake, thấm đẫm chất thơ.
Nhân vật trong cả hai phim của Makoto Shinkai đều ở độ tuổi cấp 3 trong phần lớn bộ phim (riêng 5cm/s với kết cấu 3 phần thì mối tình của 2 nhân vật chính bắt đầu từ 13 tuổi), và tới cuối phim họ thường là những viên chức chán chường. Takaki trong 5cm/s thì chán đời, bỏ việc, không tình yêu, chính xác hơn là vừa chia tay cô người yêu đã ở cùng mình 3 năm ("mặc cho những cuộc gọi của Mizuno, tôi biết rằng trái tim chúng tôi không thể nhích lại gần nhau thêm 1cm nào), và không lý tưởng (mặc dù thấy được khát vọng lớn của Makoto thể hiện trong cả 2 phim về việc chinh phục vũ trụ, nắm bắt tự nhiên, nhưng đồng thời không ít lần, trong cả 2 phim, Makoto cài vào một chút cố gắng để khỏa lấp sự nhỏ bé của bản thân, và một chút hồ nghi của người trẻ); còn Taki trong Your Name, đỡ thảm hơn, anh chỉ luôn đi tìm một ai đó, một điều gì đó, và không thể nhớ nổi (tuy nhiên anh cũng đã phỏng vấn mười mấy công ty và không đậu rồi =)) Cách chọn độ tuổi cho nhân vật này làm mình hơi lo lắng, phải chăng tuổi đẹp nhất có thể dựng thành phim của đời người đã qua rồi sao, mình đã già đến thế???
Kimi no na wa được đánh giá là bộ phim đánh dấu độ "chín" của Shinkai trong sự nghiệp. Có lẽ đúng. Làm một bộ phim với kết cấu hay, chi tiết ấn tượng và nhiều ý đồ, kết một cái kết dang dở như 5cm/s thì chắc chắn ở lại lâu trong lòng người xem. Còn với Your Name, phim trong trẻo tự nhiên, không cố tình giằng xé người xem, đem đến một cái kết có hậu mà vẫn khiến người xem ngất lịm vì thích thì quả là cao tay. Itomori trong mắt Shinkai đẹp như một thiên đường sót lại trên trần thế, những khung cảnh trên đường vào đền thiêng, khi bà ngoại giải thích về Musubi cho Mitsuha, có lẽ là những cảnh tượng đẹp nhất trong đời người có thể thấy. Phân đoạn sao băng rơi xuống, hay khi Taki tỉnh giấc cạnh miệng hồ Itomori, đẹp ảo diệu, nếu chưa tận mắt đến Nhật thì không thể tin một nơi như vậy tồn tại.
Nói đến ánh sáng và sự dụng công trong sắp đặt đột nhiên nhớ tới Trần Anh Hùng. Những bộ phim có ánh sáng tốt, cứ pause bất cứ giây nào, cắt ra, là có ngay tranh ảnh nghệ thuật treo tường chơi Tết :D
Hai phim có nhiều câu thoại hay, rất Nhật, đúng kiểu bốc đại một câu ra là có ngay một "tút" chất ngất đưa lên mạng xã hội. Như thường lệ thì mình chẳng nhớ câu nào.
Đành xin lỗi bác Satoshin Kon vì chưa riview 4 phim của bác, nhưng biết sao được bác ơi, khi mà chuyện tình yêu đang nhức nhối thế này, đành phải nhường cảm xúc đi trước thôi.
2. Tình cha con.
Train to Busan làm đề tài zombies, đề tài cũng cũ rích nhưng là lần đầu tiên Hàn làm được. Phim hay, kịch tính dù dễ đoán, không cố làm rùng làm rợn, có con nai giống con nai ở Todaiji quá, vừa xem lại ảnh giật cả mình, hic. Có khi nào con nai đó bị zombies không :(
Mình luôn có cảm tình đặc biệt với những bộ phim về tình cha con, quá nhiều phim Hàn làm tốt chủ đề này. Em gái đóng vai chính đóng đạt, gương mặt cá tính, có hồn. Thường những em gái đóng được phim điện ảnh thì không quá xinh, xinh cái kiểu mắt to da trắng đáng yêu cu te hột me thì đa phần là nhạt.
Phim xây dựng nhiều tuyến nhân vật phụ, với những tính cách đặc trưng, dễ đoán, nhưng làm chỉn chu, diễn viên đóng đạt. Đối với mình thì 1 phút cuối phim cân toàn bộ phim, khi anh bố khóc òa lên giật tay con ra khỏi tay mình rồi lao ra ngoài, khóc hứt hứt vì biết cái chết đang gọi tên mình. Nước mắt đàn ông sao vẫn nhiều cảm xúc đến thế.
Mình nhắn cho Mánh, bảo Mánh mạnh mẽ lên, vì chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào, bị zombies cắn chết chẳng hạn.
Dự cảm về cái chết làm mình mệt một chút. Đi qua bênh viện nhìn những bóng người chịu đựng cuộc sống làm mình trầm cảm một chút. Nghe nói ngày xưa Phật Thích Ca cũng vì nhìn thấy 2 điều này mà quyết định đi tu. Ôi giời ơi, mô Phật.
Đang viết thì mail công việc tới, tụt hết cả mút :((
Sống 21 năm, tới năm thứ 22 mới biết tình yêu đau đớn thế. Liên tiếp đến và đi, giờ đây lại quay về xuất phát điểm: xinh đẹp và đơn độc, nỗi buồn không tăng lên nhiều, hoặc có thì cũng đã quên rồi.
Dù bao nhiêu tuổi thì việc yêu một người rồi chia tay người đó, với mình, chẳng bao giờ là lãng phí. Vì ở thời điểm đó, không yêu anh ta thì chắc gì đã yêu ai. Yêu là yêu thôi, phí phạm gì.
1. Ánh sáng trong phim Nhật.
Giữa anime và cartoon có một số điểm khác biệt, có một điểm mà ít khi được nhắc đến đó là sự dụng công trong việc tạo lập và bố trí ánh sáng trong phim Nhật, đặc biệt là anime. Anime Nhật luôn được bao bọc bởi những luồng sáng bàng bạc của ngày nắng, những đốm sáng nhảy nhót của ban đêm, màu xám blue đặc trưng của những khoảngchập choạng. Trong Kimi no na wa và 5cm/s, có một vài lúc ánh sáng được sử dụng tinh tế đến nỗi mình thấy hơi mệt. Mệt vì cảm xúc được đẩy lên cao quá, tâm can nhức nhói chịu hết nổi. Một cảnh từ 5cm/s, là ánh sáng từ đoàn tàu khi Takaki đi thăm Akari trong đêm bão tuyết, và sau đó là ánh sáng từ chiếc lò sưởi ở ga tàu, khi Akari vẫn đợi Takaki dù đã quá nửa đêm. Tất cả là ánh sáng vàng ấm, giữa màu xám sẫm của đêm đông. Ánh sáng chân thực tới nỗi tương phản mạnh mẽ với hậu cảnh, làm cái cóng lạnh càng thêm chân thật, tựa hồ đêm đông đang vây lấy mình dù nhiệt độ ngoài trời vẫn chưa xuống nổi dưới 30.
Nói một chút về distance, khoảng cách trong tình yêu. Bộ phim này có tứ khá hay, 2 nhân vật trong phim vì khoảng cách mà rời xa nhau, "mỗi giây qua đi, khoảng cách giữa chúng ta sẽ dài thêm 5cm". Khi chia tay nhau ở ga tàu, dù cả hai đều nói sẽ viết thư và gọi điện, nhưng trong lòng đều biết rằng, "chúng ta sẽ không thể ở bên nhau mãi mãi". Mình thích chi tiết này đến nỗi, sau đó chia tay bạn trai mà bớt đau lòng đi rất nhiều.
Còn với Your name, cả bộ phim là kiệt tác của ánh sáng. Ánh sáng làm cho mạch phim rối tung mù, thêm cái lối vẽ nhân vật giông giống nhau, thôi miên khán giả, khiến họ không biết mình đang ở trong hay ngoài bộ phim =)) mình nghĩ đó là điểm khiến "Your name" được đón nhận đến vậy. Đấy, đã bảo mà, cái hội Nhật, duy mỹ đến phát mệt, làm ra một cái phim không có giây nào không đẹp, cái đẹp chân thực vì nước nó đẹp thật, nên không ảo, không fake, thấm đẫm chất thơ.
Nhân vật trong cả hai phim của Makoto Shinkai đều ở độ tuổi cấp 3 trong phần lớn bộ phim (riêng 5cm/s với kết cấu 3 phần thì mối tình của 2 nhân vật chính bắt đầu từ 13 tuổi), và tới cuối phim họ thường là những viên chức chán chường. Takaki trong 5cm/s thì chán đời, bỏ việc, không tình yêu, chính xác hơn là vừa chia tay cô người yêu đã ở cùng mình 3 năm ("mặc cho những cuộc gọi của Mizuno, tôi biết rằng trái tim chúng tôi không thể nhích lại gần nhau thêm 1cm nào), và không lý tưởng (mặc dù thấy được khát vọng lớn của Makoto thể hiện trong cả 2 phim về việc chinh phục vũ trụ, nắm bắt tự nhiên, nhưng đồng thời không ít lần, trong cả 2 phim, Makoto cài vào một chút cố gắng để khỏa lấp sự nhỏ bé của bản thân, và một chút hồ nghi của người trẻ); còn Taki trong Your Name, đỡ thảm hơn, anh chỉ luôn đi tìm một ai đó, một điều gì đó, và không thể nhớ nổi (tuy nhiên anh cũng đã phỏng vấn mười mấy công ty và không đậu rồi =)) Cách chọn độ tuổi cho nhân vật này làm mình hơi lo lắng, phải chăng tuổi đẹp nhất có thể dựng thành phim của đời người đã qua rồi sao, mình đã già đến thế???
Kimi no na wa được đánh giá là bộ phim đánh dấu độ "chín" của Shinkai trong sự nghiệp. Có lẽ đúng. Làm một bộ phim với kết cấu hay, chi tiết ấn tượng và nhiều ý đồ, kết một cái kết dang dở như 5cm/s thì chắc chắn ở lại lâu trong lòng người xem. Còn với Your Name, phim trong trẻo tự nhiên, không cố tình giằng xé người xem, đem đến một cái kết có hậu mà vẫn khiến người xem ngất lịm vì thích thì quả là cao tay. Itomori trong mắt Shinkai đẹp như một thiên đường sót lại trên trần thế, những khung cảnh trên đường vào đền thiêng, khi bà ngoại giải thích về Musubi cho Mitsuha, có lẽ là những cảnh tượng đẹp nhất trong đời người có thể thấy. Phân đoạn sao băng rơi xuống, hay khi Taki tỉnh giấc cạnh miệng hồ Itomori, đẹp ảo diệu, nếu chưa tận mắt đến Nhật thì không thể tin một nơi như vậy tồn tại.
Nói đến ánh sáng và sự dụng công trong sắp đặt đột nhiên nhớ tới Trần Anh Hùng. Những bộ phim có ánh sáng tốt, cứ pause bất cứ giây nào, cắt ra, là có ngay tranh ảnh nghệ thuật treo tường chơi Tết :D
Hai phim có nhiều câu thoại hay, rất Nhật, đúng kiểu bốc đại một câu ra là có ngay một "tút" chất ngất đưa lên mạng xã hội. Như thường lệ thì mình chẳng nhớ câu nào.
Đành xin lỗi bác Satoshin Kon vì chưa riview 4 phim của bác, nhưng biết sao được bác ơi, khi mà chuyện tình yêu đang nhức nhối thế này, đành phải nhường cảm xúc đi trước thôi.
2. Tình cha con.
Train to Busan làm đề tài zombies, đề tài cũng cũ rích nhưng là lần đầu tiên Hàn làm được. Phim hay, kịch tính dù dễ đoán, không cố làm rùng làm rợn, có con nai giống con nai ở Todaiji quá, vừa xem lại ảnh giật cả mình, hic. Có khi nào con nai đó bị zombies không :(
Mình luôn có cảm tình đặc biệt với những bộ phim về tình cha con, quá nhiều phim Hàn làm tốt chủ đề này. Em gái đóng vai chính đóng đạt, gương mặt cá tính, có hồn. Thường những em gái đóng được phim điện ảnh thì không quá xinh, xinh cái kiểu mắt to da trắng đáng yêu cu te hột me thì đa phần là nhạt.
Phim xây dựng nhiều tuyến nhân vật phụ, với những tính cách đặc trưng, dễ đoán, nhưng làm chỉn chu, diễn viên đóng đạt. Đối với mình thì 1 phút cuối phim cân toàn bộ phim, khi anh bố khóc òa lên giật tay con ra khỏi tay mình rồi lao ra ngoài, khóc hứt hứt vì biết cái chết đang gọi tên mình. Nước mắt đàn ông sao vẫn nhiều cảm xúc đến thế.
Mình nhắn cho Mánh, bảo Mánh mạnh mẽ lên, vì chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào, bị zombies cắn chết chẳng hạn.
Dự cảm về cái chết làm mình mệt một chút. Đi qua bênh viện nhìn những bóng người chịu đựng cuộc sống làm mình trầm cảm một chút. Nghe nói ngày xưa Phật Thích Ca cũng vì nhìn thấy 2 điều này mà quyết định đi tu. Ôi giời ơi, mô Phật.
Nhận xét
Đăng nhận xét