Chuyển đến nội dung chính

Dooset daram Iran!

Câu chuyện xin bắt đầu với một bài diễn văn chân thành cảm ơn gửi tới:

- Sơn!!! Không có Sơn thì chuyến đi sẽ không được quyết định nhanh và quyết liệt đến thế.
- bác đại sứ Nguyễn Hồng Thạch và bác Xuân, các cô chú anh chị ở đại sứ quán Việt Nam tại Iran, đã cho cháu ăn, ngủ, đi chơi, rán cá, rửa bát, hát karaoke, đón giao thừa cùng mọi người.
- anh Thiện, vì đã cho em tham khảo lịch trình và bảo em là bánh bèo.
- Mary, Razi and Mohammad, Honie và một tỷ những người tốt gặp trên đường, đã host mình, thỉnh thoảng cho mình ăn free, và giúp mình đi tới nơi về tới chốn.
- Anh bố và chị mẹ, vì đã mắng. 
- cảm ơn nhà tài trợ đã tin tưởng yêu thương giúp cho chuyến đi mạnh dạn và an toàn lên rất nhiều dù tiền còn nguyên trong thẻ ko tiêu được =.=
- cuối cùng, cảm ơn Huỳnh Mánh đã ăn tết mất ngon vì tao, đã giúp tao một tỷ thứ trong lúc rối ren!!
Most fav pic of the trip!
Iran không nằm trong bất kỳ dự tính nào của năm 24 tuổi, 25 tuổi, hay những năm sau đó nữa, khi mà vẫn còn Ấn Độ, Nepal, và biết bao nhiêu nơi trong bucket list chưa thể tới. Nhưng hãy tin vào chữ "duyên", hãy tin vào điềm lành. Bỗng một ngày, bụng béo và đại lâm mộc ngồi cạnh bạn ở công ty show mấy tấm ảnh ở Iran, và mắt bạn bị hút vào những lấp lánh của đền đài, những rộng lớn của đất đai, và sự huyền bí của tôn giáo mà bạn ít được tiếp xúc. Chưa bao giờ mình cảm thấy Iran gần thế, chỉ cách 8 tiếng bay. Vậy là những suy nghĩ âm thầm về Iran dấy lên từ khoảng tháng 10, cho đến tháng 2 thì không chịu được nữa, đành lên đường.
Pink Mosque in Shiraz
Bánh bèo khi muốn, mạnh mẽ khi cần.
Vé được đặt khoảng 3 tuần trước chuyến đi, đủ gấp gáp để thấy bản thân bốc đồng như một con rồng. Đến tận 1 ngày trước khi đặt vé mình vẫn định bỏ cuộc vì không tìm được ai đi cùng, dù tự lập đến mấy thì 90% bản chất yếu đuối mong manh thi thoảng vẫn trỗi dậy và đập nát ý định solo travel. Nhưng trong một lúc tư sậm đíp đíp nào đó về cuộc đời với nhân vật được cảm ơn trên kia, mình lơ mơ nghe thấy rằng: "thế thì thùy nên đi Iran". Okay tin, đằng nào cũng bị bảo nà íu đúi thì hãy íu đúi một cách thật cun ngầu lol =.=

Mình nói với mẹ là đi Ấn Độ, vì cảm giác Ấn Độ nghe quen tai hơn Iran, và cũng để tránh những lo lắng không đáng có vì phần lớn người Việt đâu có biết thực sự trung đông mặt ngang mũi dọc thế nào, chỉ sợ con mình đi sang một nơi chồng chất hoang tàn súng đạn. Nhưng nói xong mới thấy sai lầm, mẹ mình auto bật ra là ối giời cao đất dày ơi sang Ấn Độ để mà bị hiếp công khai à, cảnh sát cũng ko can thiệp được đâu blah bloh. Em cũng xin anh chị nhà báo nào đề ra cái term "hiếp công khai" ngồi lên cho em lạy một lạy. Thế là nhà mình căng như dây đàn cả mấy ngày trời, mẹ con nhắn cho nhau không biết bao nhiêu tin nhắn ai oán khóc than, mình trộm nghĩ căng thẳng ở trung đông mà có thật thì chắc cũng đến thế này là cùng X-(

Báo đài có việc của họ, thích thì cứ nhích.
Mình hiểu tại sao mọi người lại dễ cáu khi trung đông bị đánh đồng là một nơi "tiếng súng nhiều hơn tiếng cười đùa" (Con đường hồi giáo - Nguyễn Phương Mai). Cáu chứ sao không, kiểu đảo chính ở thái lan xong việt nam bị bỏ hoang du lịch í. Trung Đông là một vùng rộng lớn, và Iran là một nước lớn trong cả khu vực rộng lớn đó. Và tươi đẹp, và tạm đủ an toàn, và hồn hậu, và mến khách. Việc của báo đài là phản ánh sự thật, họ đúng khi nói về những bất ổn của khu vực, thậm chí vào ra khói đạn để mang đến những thông tin chân thực nhất, nhưng báo chí thì cần view, còn chúng ta, người trần mắt thit, thì không cần like (tất nhiên nhiều like thì vẫn thích lol!!).
Khajoo bridge - Esfahan

Chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời :))
Iran có ba thứ đặc biệt nhiều: một là xe Peugeot Pars (sản xuất nội địa, đi tràn ra đường, lọc xọc như xe công nông), hai là chim (phần lớn là bồ câu còn lại là quạ), và ba là sự thân thiện. 
Mình chưa đi châu Âu nhưng đoán Iran là một phiên bản thu nhỏ của châu Âu, xét về mặt hình thái địa hình và thời tiết. Có núi tuyết, có sa mạc, có đồng bằng châu thổ, có núi rừng biển abc xyz đủ cả và không thiếu gì lãng mạn, cái tính từ mà châu Âu hay vin vào để kéo khách du lịch đến với mình.
Iran còn là thiên đường của saffron, của các loại nuts, của trái cây, juice và tất nhiên là xăng dầu khí đốt. Mình không tưởng tượng được có một nơi trên trái đất bán xăng với giá 5000đ/litre và đốt gas sưởi ấm xuyên ngày đêm không bao giờ thèm ngắt. Juice thì cả một cốc to tướng uống mệt nghỉ có giá khoảng 15-40k tùy loại quả và nguyên chất không thèm pha nước hay đường. Đối với một đứa thích fruit và juice như mình thì Iran đúng là thiên đường.
Nhịp sống ở Iran khá chậm. Mình đến vào dịp Victory Day, kỉ niệm ngày Imam Khomeini về nước lãnh đạo cuộc cách mạng hồi giáo thành công. Phần lớn những người mình nói chuyện thì đều tỏ ra không thích thú lắm với những thứ đang diễn ra ở đất nước họ bây giờ, và âm thầm nghĩ đến việc bỏ xứ đi định cư (xứ thiên đường nào chả thế?!). Họ hướng đến châu Âu, đến Canada, mà tuyệt nhiên không nhắc đến Đông Á (à trừ Hàn quốc vầng). Mình hỏi Masoud là có muốn đến Việt Nam không, social researcher như mày tụi tao đang thiếu (giả vờ thế chứ bố ai biết là thiếu hay thừa lòi ra đuổi đi ko hết =)), anh ý trợn tròn mắt nhìn như thể Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện trên bản đồ thế giới. SEA trong mắt người Iran thật là xa lạ, không kém gì Iran trong mắt những người SEA.
Mình và Anne - một chị người Pháp 37 tuổi, sau 6 năm sống chung với bạn trai đã quyết định chia tay vì chị muốn keep moving, lão kia thì không, đã trợn tròn mắt khi nghe câu chuyện hôn nhân của anh tài xế chở tụi mình đi Silence Tower (và sự thực là 80 năm trước zoroastrian vẫn thiên táng ở đây). Chuyện là mẹ anh có 1 list hàng trăm số điện thoại của những nhà có con gái quanh vùng, "bố anh thì đi lại còn mẹ anh gọi điện thoại đến từng nhà", để set up meeting cho anh gặp con gái nhà người ta. Và anh và vợ anh cưới nhau sau đúng 2 tiếng gặp mặt LOL. Mình và Anne vừa đi xuống từ đài thiên táng, vẫn còn đang chưa hết bùi ngùi trong không khí chia ly chết chóc, nghe được câu chuyện ấy thì bật ngửa. Anh còn bảo vợ tao năm nay 20 tuổi, cưới 4 năm rồi, ahihi lấy vợ vị thành niên nhưng luật pháp không bỏ tù, ở quê nó thế, không sao không sao. Vâng ở quê nó thế, chắc ở thành phố thì tiến bộ hơn - mình nghĩ. Anh lại bồi thêm 1 câu, chị tao là luật sư, bằng cấp đàng hoàng, nhưng cũng do bố mẹ nhận điện thoại của nhà người ta rồi cho cưới. Đến đây thì mình và Anne HOÀN TOÀN SỤP ĐỔ, hỏi thế gian tình ái nà chi, mà đôi nứa thề nguyền sống chết còn một số đôi nứa khác thì nấy nhau sau 2 tiếng gặp mặt và sống hạnh phúc đến trọn đời =.=
Có cơ hội nào cho các cô gái Á Đông tán trai Trung Đông hay không?
Mình có một niềm tin mãnh liệt, là những con người đến từ những nền văn hóa khác nhau mà đổ ập vào nhau thì nguy cơ cao là tình yêu bung nở :)) Rất tiếc là trong suốt chuyến đi mình không chủ động làm quen với các anh trai trung đông lông lá lừng lững, mặt mũi nét nào ra nét ấy, trông có khác nào giai đẹp bị trục xuất lol, và cũng không tỏ ra available để các anh làm quen, nhưng qua nói chuyện với một số anh giai gặp ở nhà host hoặc gặp trên đường, mình đoán là họ rất quý các cô gái đến từ bờ bên kia của châu Á, đặc biệt là những cô thú vị, hay cười, và open minded. 
Ngoài thủ đô Tehran, ở những thành phố khác trang phục chủ đạo của người nữ là chador, chính là quả áo choàng đen trông rất ra dáng death eater, chính cái màu đen kỳ bí ấy khiến người ta có cảm giác hồi giáo nhàm chán và hà khắc. Nhưng người Iran thực chất khá ồn ào, nói nhiều, nói to, nụ cười thì sẵn trên môi, và đủ thân thiện nếu bạn thân thiện với họ. Chỉ có điều đi trời tối mà gặp một bóng áo đen tóc tai bạc trắng mắt mũi trợn ngược thì thật sự là rất kinh. Mình đã gặp khi đi về nhà ở Esfahan, may mà ko hét lên ôi giời ôi kinh dị. 
Và cũng ở những thành phố lớn, người ta đang cởi mở dần hơn. Thời trang thì theo trend, túi xách quần áo hàng hiệu hơn các chị ở nhà nhiều. Có phong trào trùm khăn trắng mỗi thứ 4, để phản đối việc bắt buộc phụ nữ trùm khăn. Có quần bò rách, áo phông ghi mấy từ bậy tiếng anh, và âm nhạc thì mang âm hưởng thời đại sẵn sàng ăn đứt bất cứ nền công nghiệp giải trí nào.
Lúc ở Yazd, mình gặp rất nhiều người già, họ bắc ghế ra ngõ ngồi ngắm chim bay, khi thấy mình đi lang thang thì nhìn theo lạ lẫm. Mình nhìn họ, nhớ ông bà, họ nhìn mình, chả biết có nhớ con cháu họ hay không, nhưng trong một phút, mình thấy lòng chùng hẳn xuống. Yazd là một thành phố nhỏ, ngút ngát những căn nhà liêu xiêu màu clay, nhiều ngõ nhiều hẻm, và nhiều người già. Yazd là điểm cuối cùng trong hành trình hết tiền :)) khi lòng mình đã đủ buồn để tiệp với cái trầm lặng của thành phố nhỏ bé này, nhưng cũng đủ vui khi thấy hành trình của mình tự do, nhiều màu sắc và "là chính mình" như thế nào.
Iran là một điềm lành. Ngay khi đặt vé mình đã cảm giác chuyến đi này sẽ đặc biệt. Và nó đặc biệt thật. Những chuyến đi trước thường là có vui có buồn, có nâng lên hạ xuống, nhưng tràn ngập 13 ngày Iran của mình là thứ cảm xúc không biết vui hay buồn. Có cảm giác mình "trôi" ở Iran hết 2 tuần chứ không phải là "đi" Iran hết 2 tuần. Trong máy mình vẫn còn lưu khoảng chục clips trong đó mình vừa đi vừa lẩm bẩm "lãng mạn quá, lãng mạn thế này đi một mình sai quá"... Iran là một tổng thể toàn những thứ đối lập: đối lập giữa màu đen của chador với những màu sắc sặc sỡ của thảm, của mosque, của những dây treo trang trí tỷ màu, của bầu trời Esfahan rất xanh và bầu trời Tehran xám xịt, của đế chế huy hoàng một thời với nhà nước chán đời hiện nay, của những sáng tạo, logic, bay bổng của người Ba Tư xưa với những loay hoay, vật vã cơm áo gạo tiền của người Iran hiện đại bây giờ...
Biết sao được, lỡ rồi thì dooset daram thôi :)








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting...

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô...