Chuyển đến nội dung chính

Một tỷ điều "chíu khọ" ở Iran

Farsi or not farsi. Iran chỉ có 2 kiểu người: một nói tiếng anh lưu loát, trôi chảy, hai không nói tiếng nào, no between. Và đau đầu hơn là tiếng trung và tiếng hàn được các bạn trẻ chuộng hơn tiếng anh. Mịt mỏi. hỏi ra thì các bạn trẻ bảo vì bọn hàn quốc nó xinh, bên này chuộng drama hàn lắm, nên bọn tao học đặng còn sang nước nó phẫu thuật thẩm mỹ. Mà bọn nó vì ám ảnh chiếc mũi cao mượt mà thẳng tăm tắp nên phẫu thuật mũi nhiều thật, không khó bắt gặp một chiếc mũi băng kín ở các thành phố lớn. Mình đi đến đâu cũng bị chào ní hảo với chả annyeonghaseyo, bình hết cả mực. Thế là mình nở nụ cười thảo mai, chào lại chúng nó "Salam". Ngoài ra, nên biết đếm số cả bằng miệng và mắt, vì số nó cũng vẽ loằng ngoằng chứ ko dùng bộ số thông thường. Nên để sống tốt thì đến ngày thứ 3 mình cứ dooset daram mấy anh bán thảm ào ào không cần sub =)) 
haft avieh (7 spices). sau 3 ngày ăn đồ ăn Iran vị giác và khứu giác của mình hoàn toàn tê liệt. cái soup ash (đọc là osh chứ ko phải ash) không thể nào ăn được mặc dù là đặc sản. kebab cũng thế, cái doner kebab ở VN là đồ lừa đảo, thịt dê mùi cực gây không thể nào ăn quá 2 bữa. còn lại thì đồ ăn nhanh, dầu mỡ, nói chung là mình sút cả cân hơi sau chuyến này. chỉ có cheese, jam, các loại butter và bánh mỳ là tuyệt đỉnh kungfu. mình sống trở về được là nhờ đống bánh mỳ bánh ngọt juice và trà tống vào người suốt 10 ngày.
Harassment. tuột khăn trùm đầu. hở chân bị soi mói.
ngày đầu tiên ở Kashan, mình mặc một cái váy đen trông ko khác gì chador, nhưng ko để ý là vẫn hở khoảng 10cm cổ chân. đi trên đường thấy mọi người nhìn xong xì xào là đã thấy sai sai rồi. mình sợ gần chết, chạy chối chết về hostel thay đồ. Ở Iran ngoài những khách sạn to tổ bố và không hề biết chúng nó ở đâu, các hostel hay guest house thường nằm trong ngõ, trong góc, vắng vắng, ít người. Thế là một ông râu ria đã đi theo mình, xong hỏi cái méo gì đấy "go hotel with me", thế là mình hét lên "no no no" xong chạy thục mạng. may mà có người ở gần đấy nhìn thấy đã report cho cảnh sát. 2 anh cảnh ập vào hostel của mình định dẫn mình lên đồn ở cho an toàn, ko cho ở hostel nữa, nhưng mình cũng sợ lên đồn nên bảo thôi tao ko sao tao ổn.
ngoài ra khăn trùm đầu cứ rơi ra mà mình lười ko quấn lên thì cũng sẽ bị nhìn. mà nhìn kiểu săm soi sửng sốt cơ. thực ra ở các vùng quê thì hay bị thế, hôm sau mình lên Isfahan thì đỡ hơn. nhưng mình vẫn mạnh dạn thử hở 10cm cổ chân một lần nữa, kết quả là vẫn bị nhìn. Từ đó lúc nào mình cũng cover kĩ như một Shia thực thụ, chứ bị harass một lần nữa thì chíu khọ lắm.

Cấm vận. Ở Iran không có một ngân hàng quốc tế nào, visa và master card không dùng được. tức là nếu đang đi chơi mà hết tiền thì mời bạn về. không có cách nào dù bạn có là con tổng thống thì cũng ko rút được tiền trong thẻ đâu bai bai. thế là phiền, vì đi một mình ít khi mình mang nhiều tiền mặt, gớm thân gái có hơn 40kg đập cho nhát là xỉu ai mang nhiều tiền mặt làm gì. thế là mua thảm hết cả tiền, mình phải về Tehran "tị nạn" ở sứ quán sớm 1 ngày, may quá được ứng cứu lại có tiền tung tẩy đi chơi tiếp con cảm ơn các bác các cô.
Night bus. Iran to gấp VN một số lần, mình đi 5 thành phố trong 13 ngày, phải đi night bus 2 lần và mất sức kinh khủng. đi bus ở Iran là một trải nghiệm rất dễ chịu vì giá xe rẻ kinh hồn bạt vía xong lại còn có đồ ăn trên xe sữa siếc nước trái cây ôi mẹ ơi chu đáo. nhưng vì quãng đường xa, lại phải vác đồ đi một mình nên mệt kinh khủng khiếp. thôi lần sau sống chết gì các bạn cũng kiếm giai gái vác theo có gì tương trợ nhau chứ ko thì nại xỉu ra đấy thì khổ thân, còn không thì đi tàu, chuyến Tehran - Shiraz nghe nói rất thú vị và không mất sức. Tránh đi máy bay nội địa vì nghe nói hay...rơi.
Hương liệu. Không phải cứ là hương thì phải thơm. Mình không thể chịu được cái mùi sực nức một cách rất "pha ke" của các bạn Iran :( thà các bạn để bình thường, hôi dễ chịu, còn hơn là các bạn cố làm cho "thơm" bằng cách tẩm mấy cái hương liệu rẻ tiền lên người. Và mình đã ở cùng mấy người bạn Iran lúc các bạn ấy ko tẩm cái gì lên người rồi, xác nhận là thơm =)) nên xin đính chính luôn là trung đông không hôi, mà "thơm" theo quan niệm của các bạn ấy là cái mùi hương liệu sực nức tởm tởm ấy, nên ai cũng phải tẩm lên xong cả đất nước tẩm lên nó mới ra cái mùi như thế lol.

Thân thiện quá mức. Nghe hơi sai khi đặt sự thân thiện vào danh mục gây khó chịu. Thực ra là dân trung đông rất tò mò. Trẻ con nó sẽ vây lấy bạn để nói tiếng anh. Cứ đi một đoạn sẽ có người chạy ra hỏi where are you from bla blo mà hỏi chỉ để cho vui chứ ko phải để cố bán hàng cho bạn đâu. mình đoán là đã trả lời câu where are you from khoảng 1 tỷ lần trong suốt 13 ngày ở Iran, nói chung là vui nhưng mà hơi...phiền =,=
tiền. một cái đất nước như thế mà lười in tiền. cầm cái tờ tiền của nó tơi tả không khác gì tiền nhét đít quần của bà mình 20 năm trước. mình hay dị ứng với mấy thứ nhỏ nhỏ như vậy. và nó sẽ luôn ghi giá tiền = toman (1 toman = 10 rials) nên mình phải tính nhẩm rất mệt. chưa kể mình còn bị bệnh đi nước ngoài hay quy ra tiền việt vì sợ đắt nên phải nhân 10 rồi chia tiếp cho 2. khuyên luôn là đừng dở hơi như thế vì Iran là đất nước rẻ nhất trên quả đất này: xăng có 5k VNĐ/litre => rẻ hơn nước lã ở quê iem ahuhu.
Ngoài ra, ở đâu cũng có người xấu người tốt. Dĩ nhiên là khách du lịch thì  phải chấp nhận bị dân địa phương tìm cách "móc túi", nhưng ngược lại sẽ có những người sẵn sàng giúp bạn dù không quen không biết. Iran là một nước có thể đi được một mình, nhưng khuyến khích đi nhiều mình, dù là giới tính gì. Chỉ cần đủ lạc quan, thì lối đi luôn dưới chân mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô