Chuyển đến nội dung chính

Nghe tôi kể 2: Cô gái 20 và nụ hôn đầu vẫn còn trong tưởng tượng.

Đáng nhẽ Tôi Kể ngày hôm nay sẽ là một vài cảm nghĩ về 2 bộ phim cô gái rất yêu thích và mong muốn review từ lâu. Thế nhưng bỗng chợt trời Sài Gòn lại đổ mưa. Kì lạ, gái đã sống ở Sài Gòn gần 2 năm rồi, nhưng bất kì một hiện tượng thời tiết nào của Sài thành, gái đều có thói quen thêm vào cụm từ "giống abc xyz ở ngoài Bắc". Ví dụ cái kiểu mưa ùng oàng gió to cây lật như hôm trước thì sẽ là " giống mưa bão ngoài Bắc quá", kiểu mưa dầm bong bóng hôm nay sẽ là "giống mưa rào mùa hạ ấy nhỉ", hoặc một ngày mưa lây phây thì nhanh chóng trở thành "giống mưa phùn ở ngoài kia"... Còn nhiều lắm, rất kì lạ, rất buồn cười.
Mỗi lúc trời mưa, lại nhằm vào ngày nghỉ, cô gái sẽ ngưng mọi công việc và vác nhạc buồn ra nghe, nhìn ra trời mưa, lè lưỡi ra ngoài cửa sổ để đón vài giọt mưa và hít hà cái mùi mưa ngai ngái...và tất nhiên, nghĩ về chuyện tình yêu. Thường là trên khuôn mặt khó đăm đăm thỉnh thoảng vẫn sẽ có một nụ cười ngài ngại, tiếp đó là một cái vuốt tóc đầy ngượng ngùng cho cả cái chuyện tình vừa tưởng tượng ra. Tưởng tượng cứ như một bà cô đầy trải nghiệm hồi tưởng về tuổi thanh xuân đã qua cơ đấy, thế mà sự thật thì muôn phần phũ phàng. 20 tuổi, nụ hôn đầu vẫn còn trong tưởng tượng!
Thật ra, cái mỹ từ 'phũ phàng' kia là do xã hội áp đặt cho cái sự 20 tuổi chưa có người yêu của cô gái thôi. Chẳng ai biết việc 20 tuổi chưa có người yêu thì có ít hạnh phúc hơn việc 12 tuổi mà giai theo hàng đàn đuổi đi không hết hay không. Những việc thuộc về quan điểm cá nhân, hãy để cá nhân tự suy xét, đánh giá, biết là xã hội bây giờ rất rảnh nhưng quả thực có vô vàn vấn đề xã hội không nên "chõ mũi" vào.
Gần đây có nhiều bài báo, vâng, báo ở đây là "hổ báo", thống thiết nêu quan điểm về những chuyện đáng lí ra chỉ nên dừng ở mức "tâm sự", thì nay được đưa lên rầm rộ cho hàng triệu người cùng bình-luận. Ngay trong nhà chỉ có mẹ với con gái mà các luồng ý kiến trái chiều đã va nhau bùm bụp, sứt đầu mẻ trán, thì đây hàng triệu người xông vào tranh đấu để xem có nên làm chuyện này chuyện kia trước hôn nhân hay không, không biết là để làm cái tích sự gì, khi mà vốn dĩ việc này tính cá nhân rất rất cao. Thế mới xảy ra nhẽ có một luồng vỗ ngực chỉ tay: "đứa nào 20 tuổi chưa sex là bọn nhà quê", và ngược lại ta có "các chị 30 rồi nhưng vẫn quyết bảo vệ sự trinh trắng cho chồng". Hay thật, hay thật. Đấu qua đấu lại, phe nào vẫn vào phe ấy, chẳng có thấy bất kì ai thay đổi quan điểm hết, chỉ khổ mấy em gái mới lớn đang bị tiếng gọi ái tình lấn át, đứng trước những hoang mang không biết làm thế nào để vừa không bị "quê" vừa giữ được phẩm giá. Há há.
Kết luận lại cho tất cả những đôi co kia, sao không ai nói những lời dĩ hoà vi quý, rằng sex bản thân nó chẳng có gì sai, khi yêu nhau đủ đắm say thì việc đó đến trong tình thế hai bên đều tự nguyện, và ở thời điểm đó chẳng có ai thiệt thòi. Nhưng bàn về vấn đề này toàn là các cô gái, các giai chẳng có thấy ho he, vì nếu có bất kì chuyện gì xảy ra sau "thời điểm đó" thì đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp là bạn nữ, nên các bạn mới phải xù lông lên sành đời và có thái độ khuyên răn như vậy. Và thật là một điều tốt vì thế hệ đi trước đã quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm với thế hệ đi sau rất nhiệt thành, nhưng xin hãy dừng ở mức chia sẻ, đừng cấm cản, lên án, thậm chí tôn mình lên rồi đạp hết người khác xuống.
Còn chuyện 20 tuổi chưa thế này thế nọ có quê hay không thì khẳng định đây là một phát ngôn thiển cận nhằm mục đích giật tít câu view, không đáng bàn tới. 20 tuổi thậm chí tôi và các bạn mình còn chưa có nụ hôn đầu, dù tất cả chúng tôi đều sinh ra lớn lên ở thành phố. Đã có lần chúng tôi nói điều này ra và vấp phải những ánh nhìn đầy miệt thị và bị gọi là giả tạo, sau đó chúng tôi không nói gì nữa kể cả khi được hỏi, không phải vì sợ rằng người ta nghĩ mình quê, mà đơn giản vì chúng tôi...chán, một khi quan điểm đã khác biệt thì ta nói thật họ cũng không thể tin, vì thế cứ để họ nghĩ những gì họ muốn. Chúng ta ai cũng có những tiêu chuẩn nhất định trong cuộc sống, được hình thành từ hiểu biết, phông văn hoá và môi trường sống của mỗi người. Có thể bạn nhận ra và tuân thủ sít sao những tiêu chuẩn đó, có thể bạn lờ mờ không quan tâm và nói tôi sống tự do chẳng có đặt chuẩn gì, nhưng chắc chắn bạn có nhưng không nhận ra thôi, mọi sự lựa chọn đều có lí do, và lí do đó dựa trên những chuẩn này. Tôi thì sẽ không hạ thấp hay nâng cao tiêu chuẩn của bản thân để phải trở nên giống mọi người, vì có làm thế thì chuẩn đó cũng không thể khớp với cái phông tôi đã xây dựng mài dũa suốt 20 năm nay được.

Vậy, nên, 20,30, hay 40 chỉ là con số. Hãy hôn ngươi bạn thật sự yêu khi bạn đủ SẴN SÀNG và TỰ NGUYỆN, cảm thấy HẠNH PHÚC VÀ HÀI LÒNG với điều đó, và nhất là ĐỪNG HỐI TIẾC VÀ OÁN TRÁCH sau đó, vì lựa chọn hoàn toàn là của bạn.
*lưu ý: có thể thay từ "hôn" bằng nhiều động từ khác, tuỳ tâm :)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting...

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô...