Chuyển đến nội dung chính

Những điều con gái ngại hỏi mẹ!

Đó là tên một cuốn sách về tâm sinh lý tuổi dậy thì có bìa rất đẹp và nội dung rất hot trong khoảng năm 2007-2008, hoặc trước đó nữa vì ở thời điểm ấy thì dòng sách về tâm sinh lí tuổi teen cũng đã khá phát triển. Ngoài những cuốn có "sự kiểm duyệt" của bố mẹ (tức được bố mẹ mua cho), thì học sinh cấp 2 cấp 3 thời ấy thừa sức tự ra nhà sách càn quét và mang về một lốc những cuốn sách giải đáp tâm sinh lý tuổi teen thật hoặc trá hình (trá hình tức là nội dung khiêu khích mang tính"vẽ đường cho hươu chạy như các cụ vẫn nói). Tuy nhiên, khi lây tên cuốn sách này làm tựa đề, không phải với mục đích bình sách, mà mượn ý này để nói về một thực trạng mà cha mẹ và con cái không thể chia sẻ được với nhau về nhiều điều, dù là những điều đơn giản nhất trong cuộc sống như chuyện cái ăn cái mặc cái nói cái đi.
Quay lại với quyển sách ở nhan đề, nội dung của nó khá đơn giản: nói về chuyện tình cảm, tình yêu tuổi học trò, chuyện tự quản lí chi tiêu, chỉ có một chút nhạy cảm ở phần nói về chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân và dẫn đến hậu quả không mong muốn, chuyện cha mẹ chia tay, chuyện sử dụng chất kích thích...Mặc dù vậy, dễ thấy đây là những điều cha mẹ hoàn toàn có thể trực tiếp chia sẻ với con cái. Đặt mình vào vị trí của người làm cha làm mẹ, có gì khó khi trò chuyện với con cái mình về "mối tình đầu", "những lầm lỡ đầu đời" (nếu có), những suy tính cho tương lai, vân vân và mây mây. Có thể về vấn đề giới tính sẽ có một chút khó khăn hơn vì thói ngại ngùng cố hữu của người Á đông, tuy nhiên ngay cả khi giúp con hiểu qua sách thì cha mẹ cũng không thể chỉ đưa cho con quyến sách rồi cứ thế mà yên tâm là chúng sẽ hiểu đúng và đủ được.

Chính xác là mẹ đã mua cho mình quyển này, sau đó cho Hoài mượn và không lấy lại. Vì mẹ không biết tiếng Anh nên không hay biết cái đề phải dịch là "Những điều chị gái không bao giờ chỉ cho em" :))

Nhưng mẹ ơi!
Những chuyện con gái ngại hỏi mẹ đâu có bình thường (như cân đường hộp sữa) như thế.
Con gái ngại lắm việc phải nói với mẹ rằng con rất muốn được thử cảm giác gây gổ với ai đó, được làm"anh chị" trong trường lớp, được "túm tóc tát tai" vài đối tượng ngứa mắt như những-đứa-vô-học thường làm. Nhưng con gái phải kiềm chế, phải tự xây một bức tường đạo đức chuẩn mực xã hội ngay trước mặt và khắc lên đó thật nhiều dòng chữ: gia đình mình là gia đình gia giáo, gia đình mình đức cao vọng trọng, gia đình mình gia đình mình... Ngay cả khi con gái biết và hiểu sâu sắc những việc trên đều là không đúng, và không có tí giá trị nào trong đó cả, thì thẳm sâu trong tiềm thức, con gái vẫn muốn thử một lần. Và bố mẹ thì mãi mãi không nhìn thấy đâu, xu hướng bạo lực của con, lại là con gái, là điều mà con sợ phải nhờ mẹ tư vấn.
Con gái cũng ngại lắm chuyện phải mở lời với mẹ rằng: con gái cảm thấy việc phải ràng buộc trách nhiệm với một đứa con thật là khó khăn (thực ra đã hỏi mẹ rồi, và mẹ tí ngất). Mẹ gạt đi và bảo tưởng tượng xem việc sinh ra một thiên thần chúm chím nhỏ xinh và ấp ôm nó, nuôi nấng nó hạnh phúc như thế nào. Con gái cũng lờ mờ hiểu, nhưng sao mẹ không nghĩ đến lúc nó nhảy đực chồm chồm lên xong làm mấy chuyện kinh dị, hoặc ít nhất nó cứ không nghe lời mẹ và làm ngược lại tất cả mọi điều mẹ nói là đã đủ mệt lắm rồi.
Con gái cũng ngại lắm việc phải tự mình dập tắt những kì vọng mà bố mẹ đặt vào, rằng con sẽ ở nhà lầu đi xe hơi, sẽ làm ông lọ bà chai, sẽ  vênh váo như con cáo được dâng nho đến tận mồm. Con gái chỉ muốn cất một chái nhà gỗ trên lưng chừng đồi, ở một tỉnh miền núi nào đó, trồng rau thôi chứ không nuôi gà vịt, tuần xuống núi đi chợ một lần, xung quanh có mấy đứa bạn thân (nếu chúng nó cũng không cần lấy chồng), rồi con gái đi ngao du sơn thủy, ít tiền và chết trong yên lặng. Con gái hơi đau lòng vì bố mẹ bảo con gái bị điên, thay vì nói là con còn mơ mộng lắm, hay đại loại thế.
Vậy đấy! Khoảng cách thế hệ, khoảng cách trong tư tưởng, trong quan điểm, suy nghĩ khiến những câu con gái ngại hỏi ngày càng nhiều và phắc tạp. Đành rằng là con gái bướng và có tính của nàng tiên cá, nhưng nếu bố mẹ "thả" cho con cái được phát biểu nhiều hơn, chắc những cuốn sách kiểu kia đã không cần xuất bản để chiếm chỗ của những quyển đáng đọc hơn trên giá sách rồi!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting...

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô...