Chuyển đến nội dung chính

Hai cuộc gặp gỡ với vua Lear và Maasan.

1. My Dictator.

"Những bộ phim xuất sắc luôn mang trong mình một tình huống khắc nghiệt". 
Khi học lớp kịch bản với chị Lan Phương, chị đã bảo chúng tôi không cần nghĩ quá nhiều về bối cảnh, hay nhân vật, hay nút thắt nút mở của câu chuyện, mà cần xây dựng, nói đúng hơn là tìm kiếm, một tình huống đặc biệt cho câu chuyện của mình. lúc ấy không thể nào thấm được chữ "đặc biệt" của chị, và toàn bộ kịch bản viết ra đều nằm ở ngưỡng khác thường một cách đầy gượng ép. Chị bảo hãy trải nghiệm nhiều hơn, vì tự bản thân mình thì không thể "tạo ra" tình huống được. Và từ đó tới giờ thì không còn viết thêm kịch bản nào nữa, âu cũng là một điều đúng đắn.
Bị missed mất đoạn đầu của "My dictator". Dạo này xem phim không bao giờ nhớ nổi tên nhân vật. Dần dần không nhớ nổi tên đạo diễn với tên phim luôn thì dừng việc review lại cũng được =.=
Trong vòng 20 năm có mặt trong địa cầu này, cứ xem phim lồng ghép câu chuyện về tình cha con là khóc. Khóc như mưa, như gió, như sự mất mát đã ở ngay gần kề. "My dictator" cũng không thể là ngoại lệ.
Không bàn đến những vấn đề về chính trị hay quyền con người trong bộ phim này, vì có muốn bàn cũng có biết gì đâu. Và có lẽ ngoài việc tạo tình huống đặc biệt thì những vấn đề đó không nằm trong thông điệp chính mà bộ phim muốn truyền tải. À mà cũng chẳng biết được, với bằng ấy lớp lang ý nghĩa thì ai cảm nhận được phần nào tùy vào mỗi người thôi, chẳng nên phân chính phụ.
Điều đọng lại sau cùng khi xem hết phim là hai chữ "Gia đình". Tôi vẫn luôn cho rằng, mối quan hệ phức tạp nhất, thiêng liêng nhất là mối quan hệ không cách nào dứt bỏ được. Vì thế "gia đình" trong tôi chính xác chỉ bao gồm bố mẹ. Những người ta không cách nào chọn lựa được, không cách nào phủ nhận được trong cuộc đời mỗi con người. Chồng có thể có hoặc không, con có thể sinh ra hoặc không, nhưng ta không thể chọn có bố mẹ hay không.
Mặc dù đạo diễn đã mở một lối thoát với đầy ánh sáng hướng thiện và chân thành cho Taesik, để anh chuẩn bị được làm ông bố tốt nhất trái đất, nhưng mình không thấy điều đó xoa dịu được sự trống rỗng trong anh, dù đó là sự trống rỗng đầy hi vọng, như một sự gột rửa. Khi xem phim này, mình chưa đọc về vở King Lear, nhưng khi Sung Geon cất lên những lời thơ sau cuối dồn nén cả một kiếp người của King Lear, của một đời người đóng thế cho Kim Nhật Thành, của tất cả những thân phận phải giấu mình trong vỏ bọc khoác lên cho họ, mình đã khóc thật nhiều. Một vở kịch được tập cả một kiếp người, trong điên loạn, trong câm nín, trong tuyệt vọng, nếu chỉ dựa vào sức mạnh của tình cha con, thì thứ tình cảm ấy chắc hẳn có thể thiêu đốt toàn bộ địa cầu này. Tôi sẽ không nghĩ rằng tại sao người cha không xóa bỏ sự ám ảnh về vở kịch hoàn hảo dành cho con trai, rằng chỉ cần hai cha con yêu thương nhau, sống hạnh phúc bên nhau thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, vì rõ ràng tình yêu và sự hạnh phúc không đến dễ dàng như vậy. Bi kịch chính là ở chỗ này. Không giống như việc yêu ai đó rồi chia tay, dù có đau đến chết đi thì việc chia lìa vẫn xảy ra được. Ta có thể chọn yêu họ hoặc không, nhưng với những đấng sinh thành, ta không có lựa chọn. Không hề.
Một điểm cộng khác cho "My dictator" là sự tương phản được lồng ghép nhịp nhàng gần như trong suốt bộ phim, từ tạo hình và tính cách nhân vật, đến những hoàn cảnh sống đối ngược nhau của Taesik và bạn gái (nhân vật trong trẻo nhất phim), đến những chi tiết nhỏ như ngôi nhà của hai cha con, căn phòng làm việc, căn bệnh của Sung geon...
Thật là một cái kết khó khăn cho người review, hóa ra vì thế mà phim này chỉ được 6,8/10 theo imdb.



2. Ran (1985)

"Con người sinh ra vốn đã mau nước mắt. Khóc hết nước mắt thì chết thôi"
Lời của thằng hề trong phim hóa ra lại là chân lý.
Tiếp tục là một bộ phim lấy cảm hứng (có vẻ rất nhiều cảm hứng) từ King Lear (King Lear thành tượng đài bất diệt về mối quan hệ cha con trong nghệ thuật rồi). Kurosawa mang câu chuyện về vị vua già kém thông thái về đặt trong bối cảnh nước Nhật, kết hợp với những thù oán thời kỳ binh biến, những âm mưu và sự mù quáng của con người, để rồi dẫm đạp lên mối quan hệ thiêng liêng nhất vụ lợi cho riêng mình.
Nhân vật phu nhân Kaede và đại lãnh chúa Hidetora là hai nhân vật trung tâm của bộ phim (tất nhiên rồi vì áp nguyên Lady Macbeth và King Lear vào mà). Đặc biệt là Hidetora, quá khó để thể hiện. Một tạo hinh quá xuất sắc, từng bước biến chuyển theo tâm lý nhân vật mà không hề đường đột hay gượng ép.
Về nội dung, bộ phim ngay từ đầu không định làm mới một tác phẩm kinh điển, mà biến đổi nó trong một hoàn cảnh khác, vì thế mình không expect gì nhiều ở phần này. Nhưng xét về ngôn ngữ điện ảnh được thể hiện trong phim, RAN không hổ danh là Oscar winner 1985 cho phần  mỹ thuật. Những thành trì kiên cố, tráng lệ, đồ sộ được dựng lên chỉ để đốt, những đoàn tuấn mã nhập nguyên con từ Mỹ (hẳn là nguyên con :)), những đoàn binh lính lên đến hàng nghìn người chạy rợp cả bình nguyên..., tất cả khiến người xem ná thở, run rẩy vì sự nhỏ bé của bản thân. Nước Nhật hiện lên trong hai màu phim hoàn toàn trái ngược, vừa ngút ngàn và miên mải trong những cảnh thiên nhiên, vừa bức bí và cô quạnh trong những cảnh thành trì. 
Một điểm vẫn không mê được ở phim Nhật là cái sự dài, tình tiết dài, thoại dài, và văn phong ước lệ, mà còn ước lệ một cách rất dị. Vài đoạn thằng hề biểu diễn nghệ thuật kịch Nhật Bản là cả rạp ngồi đơ luôn vì khó hiểu. Thôi coi như xem để biết.
Cảnh phim cuối cùng là những tâm tư sau cuối của Kurosawa. Câu chuyện về vua Lear có thể đã kết thúc đúng như người ta dự đoán, nhưng Kurosawa đã không biến mình thành một đạo diễn chỉ mang chuyện này đặt vào bối cảnh khác. Hình ảnh cậu bé mù đơn độc trên tường thành, trong chính những tàn tích của lâu đài nơi mình được sinh ra, nơi chứng kiến cha mẹ bị giết hại, nơi mình mất đi hoàn toàn ánh sáng trong cuộc đời, với bức tranh Phật tổ sáng rực rỡ nằm lăn lóc kéo người xem về với những suy tư về sự từ bi không có thật trên cuộc đời. Một cảnh phim kéo từ cận đến toàn cảnh, thủ pháp thường thấy trong điện ảnh, trong sự điêu tàn của hoàng hôn, sự mất mát và cô đơn.
Đột nhiên nghĩ là sẽ recommend phim này cho anh, vì anh bảo phim nào tác giả chết 30 năm rồi anh mới xem, rất chi là Haruki, và mình thì không thích điều đó :D

3. Maasan

"Masaan (मसान) is a Hindi word, which is nothing but a tadbhav, a deformed version of Sanskrit (an Hindi) word shmashaan (श्मशान).

Masaan, or Shmashaan, means a crematorium, a place where dead bodies are cremated. A kind of cemetery"
Thật khó để viết điều gì đó về Maasan cho thật ngắn gọn, không spoil mà vẫn đầy đủ. Một lát cắt méo mó nhưng chân thật về xã hội Ấn Độ, vùng đất quyến rũ mình từ những trang viết của Hồ Anh Thái, đến những bộ phim Bollywood nhảy nhót màu mè hoa lá hẹ, và những điều bí ẩn tầng tầng lớp lớp của một xã hội phình to và chồng chéo. 
Ai đã đặt tên cho bộ phim? Thật ám ảnh. Mình bước vào rạp chiếu như một tờ giấy trắng, không tra trước nghĩa của phim, không đọc trước nội dung, không nghe trước bình luận. Và điều ấy hẳn là một sai lầm vì sau đó không nhả vai được, dù không đóng phút nào. Cái tội vừa xem phim vừa tranh thủ làm đạo diễn mãi không bỏ được, nên xem xong cứ bị luẩn quẩn trong đầu.
Không muốn viết nhiều về Maasan, chỉ biết rằng, rất ít khi mình xem lại một phim, nhưng mình sẽ tìm cách xem lại phim này, để chứng kiến một lần nữa Benares cổ kính và chật chội, bình yên và vĩnh hằng, cuồng say và đau khổ. Những thước phim trần trụi và đẹp đến quay quắt, đẩy con người ta vào sâu thẳm của sự mất mát, run rẩy, cam chịu.
Maasan, tái sinh, những sợi dây kết nối những số phận kỳ diệu đến mức tôi không biết sắp tới đây sợi chỉ đỏ sẽ dẫn mình đi tới đâu, gặp những ai, nhưng tôi biết một điều rằng, tối sẽ bất ngờ với câu chuyện của họ, và biết đâu, chính tôi đã là một phần trong câu chuyện ấy, như đã được sắp đặt từ rất lâu rồi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting...

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô...