Chuyển đến nội dung chính

Còn lại

Trở về từ chuyến đi dài ngày, mà cũng chẳng hẳn là đi, chính xác hơn, là một cuộc trở về không mấy trọn vẹn, vì khi quay trở lại sài gòn, bước chân còn quá nhiều vương vấn, tâm can còn thật lắm ưu tư. 10 ngày mà tưởng như cả thế kỷ vừa trôi qua, cảm như mình vừa sống cuộc đời của ai đó, không phải của mình, vừa xa lạ, vừa quá đỗi thân quen.

1. Chuyện gì qua, cho qua
Hà Nội thi thoảng vẫn nhói lên trong lòng mỗi đợt đông về, thu tới. Nhiều lúc nhớ đến se sắt lòng, nhưng Sài Gòn chẳng để ai có thời gian nghĩ gì cho đến nơi đến chốn, việc này kéo việc nọ, những dòng chữ viết vội lại tạm gác sang một bên. 
Hà Nội thì khác, nghĩ đến đau đầu vẫn chưa xong một chuyện. Nhiều người hỏi tại sao ra đi, thật thì lí do lãng xẹt, vì thấy mình đứng yên một chỗ vô vọng quá, người ta cứ cao lên mãi, mình giữ nguyên đã là thấp lắm rồi. 
Hà Nội không khiến người ta thật sự buồn. Cái buồn của Hà Nội lúc nào cũng thấm đẫm sự rung động tận cùng của xúc cảm, nên cái buồn trở nên thật đẹp, mà cái gì đẹp thì không thể thực buồn. Nếu không rất buồn, thì hẳn thật khó để rất-vui. Nghĩ lại khoảng thời gian ở Hà Nội, khóc nhiều thật đấy, bế tắc vô vàn đấy, muốn dứt bỏ bao lần đấy, nhưng chưa bao giờ cảm thấy muốn dừng lại, muốn dừng hẳn lại thì đúng hơn :) Kể cả lúc cô đơn nhất, nhìn từ cửa sổ khu chung cư, cũng chỉ tự thốt lên "nhảy xuống thì ngu quá", rồi lẳng lặng ra bật TV xem Kpop :) Cái thời đọc lắm sách, nghe lắm nhạc, đa sầu đa cảm thế mà rồi cũng còn thua xa bây giờ. 
3 năm, chính xác là 3 năm 3 tháng, Sài Gòn dạy mình cách giấu sự vô cảm vào đáy lòng, try to be nice anytime if possible. Đỡ tiểu thư hơn một chút, để có thể kéo chiếc va li nặng trịch lòng vòng khắp đà nẵng mà không hề thấy mệt. Sài Gòn cũng dạy mình bỏ qua những cơ hội nếu nó không thực sự thuộc về mình. Sài Gòn khoác lên mình một chiếc áo giáp, có phần hơi nặng nề và trơ trọi quá, mang không đặng.
Dù thế, vẫn muốn giữ nguyên chiếc áo ấy trên mình và mang ra Hà Nội. Ở cái xứ mà người ta có vẻ hơi kèn cựa nhau về mọi thứ, thì việc bỏ qua những thứ không thuộc về mình e rằng khó. Thế nên, cái gì qua, cho qua, là điều duy nhất của Sài Gòn mà mình sẽ giữ lại mãi về sau, không tham lam, không ganh ghét đố kỵ, vậy mới là Sài Gòn.


2. Cho và nhận
À, chuyện tình cảm, chuyện yêu đương, chuyện có nhau thật sự và có nhau trên danh nghĩa, chuyện yêu nhiều người cùng lúc hay chuyện chung thủy với bạn gái như Quách Ngọc Ngoan :)
21 tuổi. Đi đâu cũng có người nhắc hai chữ "người yêu". Hẳn nhiều người không biết đó là một kiểu harassment, by words. Những ngày yêu và được yêu ngắn chẳng tày gang. Luẩn quẩn trong những tranh chấp giữa tim và não. Đùng một cái, 2 đứa nó vốn đã chẳng chịu nhau nay càng có thêm nhiều đất diễn. 
21 tuổi, không tin vào tình yêu vĩnh cửu long trời lở đất hay đầu bạc răng long gì đấy, đại khái là phải có một vài thứ bung ra. Mỗi người trong cuộc đời có thể có nhiều hơn một sự lựa chọn về người sẽ cùng chia sẻ những ngọt ngào của thứ tình cảm thiêng liêng nhất, which distinguishes human from other kinds. Và nếu sự lựa chọn ấy thay đổi theo trăng sao gió mây cảm xúc cảm giác cảm quan cảm tưởng thì kết cục cuối cùng là không có sự lựa chọn nào cả. Một cách bitchy mà nói, bao biện mà nói, trong lúc này, sẽ yêu một người tưởng chết, nhưng 5 phút sau, trái tim lại nghẹn lại vì một người khác. Kể cả thế, thì không ai có thể phán xét, nói đúng hơn, không ai có quyền phán xét những thay đổi về mặt tình cảm của một con người. Những người trong cuộc nếu không thích nghi kịp với sự thay đổi đó, thì phương án dễ dàng nhất là rời bỏ đứa không-thể-ra-quyết-định đó đi. Còn trong tình yêu, mọi thứ đều đến từ hai phía, chẳng ai được nhiều hơn ai khi cùng san sẻ sự yêu thương nồng nàn, chẳng ai mất gì khi quyết định hiến dâng. 
Suy nghĩ về sự trân trọng lẫn nhau trong tình yêu rằng thì là, khi đã đạt được điều gì đó từ nhau thì sự trân trọng sẽ giảm đi là một cách nghĩ có phần hơi thiển cận. Yêu thương được biểu lộ bằng nhiều phương tiện, và khi hai người yêu nhau thống nhất dùng một phương tiện nào đó để thể hiện và đón nhận tình cảm của nhau, thì đó là lựa chọn của họ. Và chính sự thồng nhất và đón nhận nhau mới là đỉnh cao của tôn trọng, hay trân trọng, như lời của tiền nhân hay nói. Việc người ta không còn yêu thương đậm sâu, không cần nhau nhiều sau khi chia sẻ mọi điều trong mối quan hệ, là một diễn biến tâm lý khác, chắc chắn không liên quan đến vấn đề trân trọng ở đây :) 
Vậy nên, con gái, mẹ sẽ không dạy con hãy gìn giữ đến tận cùng. Nhưng con phải đảm bảo, mình sẵn sàng, và không hề hối hận, cảm nhận sự chân thành và yêu thương đủ đầy nhất, và tất nhiên, nghĩ thêm nửa bước tiếp theo để chắc rằng mình sẽ không rơi vào một hoàn cảnh dở hơi nào đấy vì thiếu kiến thức. Consistent mà nói, mình đã chia sẻ suy nghĩ này từ khá lâu rồi, rằng hãy làm điều bạn muốn khi bạn sẵn sàng, và nhất quyết đừng hối hận.
...Sài Gòn, nhớ Hà Nội...
...thật nhiều...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô