Chuyển đến nội dung chính

Nghe tôi kể 1: Câu chuyện cô gái đi bar

À, và cô ấy còn độc thân nữa. Độc thân, theo nghĩa muốn yêu mà không được, chứ không phải độc thân vui tính! Và cô ấy đi bar, không phải theo kiểu as a routine or can not live without, nhưng cô ấy không phủ nhận là cô ấy thích cái chữ tiếng anh phát âm rất sexy ấy. Bar.
Trong cái xã hội hại điện này, đi bar, là một việc quá là điều bình thường luôn. Ấy thế, nhưng vẫn có một bộ phận lớn phụ huynh và một bộ phận nhỏ phụ huynh-to-be đánh giá nhân cách con người qua sự kiện này, đặc biệt là với con gái. Mà lạ, các cô gái của chúng ta, dù trước đó có e dè thẹn nghẹn thế nào, trâm anh đài các ra sao, nho gia phong kiến bao đời đi chăng nữa, thì từ bar bước ra, không cô nào còn lớn tiếng nhận mình là gái ngoan nữa, nó chuyển thành "à vâng, em cũng có đi bar một vài lần, nhưng là đi theo thôi ạ, đi cho biết ý mà, hihi". Ồ, lại thêm một cách nhận dạng con nhà lành.
Đứng ở góc độ con nhà không lành lắm, thì đi bar, trong một mức độ nào đó,...rất là vui :)

À không cũng có lúc cô gái nghĩ thế này.


Giờ thì xem cô ấy thể hiện là cô ấy vui như thế nào.
Vui...nhuốm trong tiếng nhạc DJ dội ầm ầm trong lồng ngực, dìu ta đi hết cảm xúc bất cần này đến cảm giác bất nhẫn kia. Muốn quên, muốn vứt bỏ, chìm trong những hú hét inh tai nhức óc rồi. Không vui sao?
Vui...nhuốm trong những ly rượu lấp loáng lóng lánh màu, trong đủ mọi hình thù hình dạng, những tiếng cụng lách cách như lưỡi dao mài vào màng nhĩ, mê hoặc, mụ mị. Không vui sao?
Vui...tỏa ra từ những cái uốn mình của cô đấy cô gái, mà cũng có thể là âm nhạc uốn theo những đường cong phô diễn (hoặc còn tiềm ẩn) của chúng ta. Đầu tóc xõa tung, giật lắc điên cuồng và quấn lấy lũ bạn cười ha hả như cắn phải thuốc. Không vui sao?
Vui...trong những cái liếc mắt qua lại của mấy anh gay bàn đối diện, kiểu "mày có phiền nếu biến đi chỗ khác để tao làm quen thằng đi cùng mày không?", và cô gái nhếch mép cười lại "xin lỗi mày, mặc dù tao lãnh cảm với đàn ông, nhưng thằng này phải ở đội tao". Thế đấy, đi bar, người ta luyện cách đọc suy nghĩ của nhau. Quá vui!
Thế nhưng, các cô gái đi bar ơi, nhớ này:
- Đừng say, và cũng đừng giả vờ say để lôi kéo sự quan tâm của người khác. Nó khá là...rẻ tiền.
- Nếu lỡ chuếnh choáng và biết mình sắp mất kiểm soát, hãy về ở yên trong đội của mình.
- Trong trường hợp 1-1, đừng tin thằng bạn thân, anh bạn chí cốt tri âm, thậm chí anh người yêu sắp cưới, mà uống cho bét ra rồi phó mặc cái thân say cho bọn nó. Cô gái chắc hẳn là xấu xí tởm lợm lắm, hoặc mấy anh đó sắp sang nhập hội với anh bàn đối diện rồi, thì cô gái mới còn nguyên quần áo mà về đến nhà được. Còn nếu mượn cớ say để xúc tác thì, chúc-vui.
- Vào đến bar, chẳng ai hơi đâu mà đánh giá ai, trừ mấy anh nhà báo trà trộn đi nghiên cứu thực tế viết bài chửi giới trẻ, nhưng ra khỏi bar lại là một phạm trù khác. Khi ấy, ta lại là cô gái, đừng để bị ụp cái mũ trác táng lên đầu. Cái mũ ấy đủ rộng để cô gái nhỏ phải mang nó, và chả biết chuyện gì sẽ tới đâu.
- Hãy la hét thật vui, hãy nhảy như chưa bao giờ được nhảy, hãy tận hưởng cái chất cồn quyến rũ kia, nhưng đừng lấy chữ "vào bar" để bao trùm chữ "phóng túng". Thật! Nếu cô phóng túng, thì có vào chùa cũng vậy thôi. Cuộc sống có thể khiến chúng ta không thể là chính mình, và ta tới đây để giải tỏa cái tôi rebellious, nhưng hãy chừa cho mình một con đường khi ra khỏi nơi này. Nhớ nhé, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn.
Còn một lời cuối muốn nói với các chàng trai. Giờ con gái say không hiếm (buồn ghê, đã bảo đừng say mà chúng nó cấm có nghe), nhưng con gái giả say thì còn nhiều hơn rất rất nhiều. Thế thôi, các chàng trai biết phải làm gì mà :)
.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting...

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô...