Chuyển đến nội dung chính

Cháu nội của vị thủ lĩnh

Mọi người thường biết tới tựa "Himalaya" nhiều hơn cái tên "The rearing of a chief". Và dù cái tên "Himalay" ngay lập tức khiến bộ phim mang dáng dấp phi thường, kinh điển, thì mình vẫn đặc biệt yêu thích tên phim "Cháu nội của vị thủ lĩnh", hơn nhiều lần. Vì cách đặt tên như vậy hướng trọng tâm bộ phim vào những con người ở Dolpo, phần nào đỡ sao nhãng bởi cảnh tượng quá đỗi hùng tráng của Hi Mã Lạp Sơn.
Mình thấy bóng dáng của bản thân ở những thước phim đầu tiên. Hình ảnh vị thủ lĩnh tương lai băng mình trên đồng lúa mạch của vùng thung lũng, khiến mình nhớ tới bìa sách Sky Burial của Hân Nhiên. Khi ấy đã cồn cào mong đến ngày được cưỡi ngựa vọt qua những hẻm núi biết nhường nào. Bố vẫn luôn nuôi dạy mình như một cậu con trai, độc lập, mạnh mẽ, đầy hoài bão và "đếch sợ gì cả", dù ông bà và mẹ thì luôn muốn mình nữ tính. Mình sống với ông nội từ nhỏ, hồi ấy bố hay đi công tác xa, giống hệt như cậu bé kia, và ông mình khi ấy, nói không ngoa, cũng là một vị thủ lĩnh tuyệt vời. Chỉ tiếc là, những hi vọng dồn dịch lên vai cháu gái, mình vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu.



Ông nội aka "vị thủ lĩnh" - nhân vật linh hồn nắm mạch truyện của phim, nắm chắc như chính những con đường, những hẻm núi của Shangri la cuối cùng.
Suốt hơn 100 phút của bộ phim, mình như bước chân sang một thế giới khác. Nơi mà tình yêu thương, sự tin tưởng và biết ơn bao bọc lấy từng cá thể, tỏa ra một thứ ánh sáng đẹp se sắt trong từng cảnh phim. Như bước vào một cỗ máy thời gian, tìm về với con bé lần đầu tiên biết về Tây Tạng khi học lớp 10, bàn tay nắm chat vụt qua miền ký ức xa xôi, trong căn nhà nhỏ xíu 22m2, mình say sưa với những trang sách của Thiên Táng, lòng chắc rằng rồi một ngày Diệu Thùy sẽ trở thành Hân Nhiên thứ hai, kể những câu chuyện chấn động hơn thế, nhân văn như thế và đẹp như thế.
Mình nghĩ về Dolpo với những núi tuyết, những cơn bão và bầu trời trong cực quang. Những cảnh phim được quay thật hoàn toàn, không hề có sự can thiệp của kỹ xảo. Vị thủ lĩnh già tách mình ra khỏi đám đông, lặng lẽ trong thế giới của riêng mình, những tưởng ông đã trở thành một người già lẩm cẩm, cứng đầu, tự tôn đến mức liểu mạng. Nhưng ông chỉ dùng cả mạng sống của mình để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn với chính mảnh đất của mình, với những quy luật trường tồn bất kể muối cạn núi mòn, những đạo lý mà bất kỳ vị thủ lĩnh nào, sau khởi sự disobey đều ngộ ra rằng: không thể quay lưng vào quá khứ.
Mình thích nhân vật người con trai thứ hai của vị thủ lĩnh, một vị lạt ma đúng là lạt ma :) một người vẽ được cái cây vì "thầy của chú dạy thế, còn chú cũng chưa nhìn thấy cái cây bao giờ". Nếu không phải là một vị lạt ma, có đứa trẻ nào vẽ cái cây vì thầy của mình dạy thế không nhỉ? Hình như cũng có, vì mình nhớ ngày xưa mình cũng vẽ mặt trời có mấy cái tia tóe loe ra vì cô dạy thế chứ làm gì có mặt trời nào kinh hoàng vậy? Norbu không phải nhân vật trung tâm, nhưng lại là người mở nút thắt của phim một cách tinh tế nhất, thanh thản nhất. Khi anh rời bỏ tu viện của mình để lên đường với đoàn yak, tôi biết bộ phim mới thực sự bắt đầu. trên đường, giữa những tình huống khác biệt, trong hoàn cảnh khắc nghiệt, và quan trọng nhất là giữa những số phận đối lập, luôn là lúc để ngộ ra nhiều điều. Norbu đã tự mình cầu nguyện cho cha mình khi ông qua đời, đã ngăn cha mình lại khi ông định đâm con dâu và vị thủ lĩnh mới khi họ đang ở với nhau ngay trong căn lều của đoàn vận chuyển (tôi vẫn không hiểu làm sao mà những người Tạng có thể cứ ngủ với nhau giữa hang đống người như thế được huhu). Tôi không cho rằng câu chuyện phim dừng lại ở việc giải quyết xung đột giữa thế hệ trước và thế hệ sau, lớp già và lớp trẻ, dù quả nhiên đó là điều dễ nhận thấy nhất. Với Himalaya, xem xong, mình cảm thấy niềm tin vào cuộc sống khỏa lấp rất nhiều những mối đau khổ trước đó. Niềm tin đặt ở cảnh cuối cùng, khi cháu trai đứng trước một cái cây rất cao, cái cây mà cậu đã hỏi chú của mình là trông như thế nào, nhưng hẳn là vị lạt ma chỉ vẽ nó bang niềm tin mà thôi. Niềm tin đặt vào bức tranh của Norbu, một bức tranh không kịp ngày ra mắt nhưng dù thế nào cũng phải vẽ bằng tất cả lòng thiện tâm và thành kính. Tôi tin vào sự lương thiện, sự vị tha mà mình quyết gìn giữ giữa cuộc đời ngổn ngang mà cứ kẻ cơ hội và giả lả sẽ ngồi lên trên lên chốc. Vì tôi cũng có bức tranh của đời mình, không phải cứ để được khen ngợi mà phủ lên nó thứ màu không tinh khiết, nét vẽ thiếu tinh tế, hay tệ hợn là những câu chuyện chẳng có chút nghĩa lý và lòng tin nào.




Cảm ơn Bruno Coulais với phần nhạc phim quá tuyệt vời. Cảm ơn cuộc đời đã cho mình đôi tai đặc biệt nhạy cảm, để có thể rung động trọn vẹn với từng tiếng chuông tan vỡ trong những tiếng kinh cầu dẫn dắt linh hồn sang thế giới an lạc. Cảm ơn đạo diễn người Pháp và cả đoàn phim 19 người, những người diễn viên chính là dân làng của Dolpo, những con yak hơi đần và nhẫn nại...Biết ơn làm sao cho đủ trước một kiệt tác Oscar  như vậy. Giờ thì phải tìm nguồn xem lại thôi. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

EY - món hời hay cơn mê sảng?

Vật chất mà nói thì EY không phải một món hời. Lương thực tập ở EY là 3,300,000VNĐ (ba triệu ba trăm ngàn đồng chẵn). Như thế nhân lên 3 tháng có thể tính tròn là 10 triệu cho đỡ tủi thân. Hà Nội có tứ trụ ngồi ở Ba Đình, ngân hàng cũng có tứ hùng, thằng éo nào cũng giàu, chỉ có Big 4 của kiểm toán thì lại nghèo :)) So với các Big khác thì chính sách lương bổng của EY là có vấn đề hơn cả. Tuy nhiên với một sinh viên không có tí não nào về accounting/auditing thì công ty trả cho bằng ấy tiền là quá mạo hiểm :)) nếu cháu làm sai xong staff đi sửa te tua khéo chi phí bù đắp còn gấp mấy lần cái 3 triệu 3 :)) Vậy nên, với mình, được thực tập ở EY là một may mắn. Có nằm mơ mình cũng không mơ thực tập ở Big 4 (vì mình mơ làm ở F&B để ăn uống cơ) :))) Không vỡ đầu mẻ trán để thi vào, không ngồi đần thối ở các lò luyện big 4, không expectation không đau khổ tuyệt vọng. Thôi nhận ăn may đi cho nhanh thiên hạ đỡ chửi. (However, để ăn may được vẫn cần vượt qua 1 vòng test kiến thức accounting

Dương Quang Phổ Chiếu

Mùa dịch năm nay, hay nói đúng hơn là mùa thất nghiệp năm nay, thành công lớn nhất chắc là xem được quá trời film hay đến từ vị trí Netflix Originals.  Mình không biết là điện ảnh Đài Loan cũng đẻ ra được phim hay như thế cho đến khi xem Til Death Do Us Part và A Sun. Đúng là chọc vào đâu cũng có nhọt. 

Làm người Việt, và Tự Do có màu gì?

Dù có thất vọng vì đất nước đến mấy, thì tôi cũng chưa bao giờ thôi tự hào vì mình là người Việt. Ngày thứ hai của khóa học Political Economy ở HKU, Prof Thomas cho chúng tôi một tiết kể chuyện văn hóa. "Tell a myth of your country/culture that other people from the same culture must know". Tôi và chị Việt học cùng lướt qua trong đầu: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh và cuối cùng hai chị em chọn Lang Liêu vì nó...ngắn. Câu chuyện không quá đặc sắc vì nó...đơn giản. Hai gái đến từ Mongolia rất nhanh gây ấn tượng vì kể chuyện về Chinggis Khan "vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó"; bọn Úc thì nhanh nhảu với văn hóa bản địa aborigine dù chúng nó toàn là dân nhập cư; bọn Mỹ thì hết xảy =)) "vô văn hóa"!! khổ thân bọn nó, biết kiếm chuyện gì mà nói cho nó ra dáng myth vì myth nào mà lại date back to 1492 cơ chứ. Quay lại chuyện "được" làm người Việt Nam. Vì là người Việt, tôi được ăn phở từ lúc năm tuổi, khô